Kết quả của nghiên cứu này có phần hài hước và ngốc nghếch. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phần nào chứng minh được sự tương quan giữa đọc và viết. Hiểu biết về một chữ cái dường như bị ảnh hưởng khi chúng ta không còn viết tay nhiều nữa.
- Đây là lí do những "ông trùm công nghệ" của thế giới không thích con cái đến gần công nghệ
- CEO Navigos Search kể chuyện công ty nhân sự bị chảy máu nhân sự: Xử lý sao khi đối thủ trả lương gấp 2, gấp 3 để "giật" người tài?
- [Vui] Có hẳn một website chuyên tổng hợp những khoảnh khắc oái oăm trước khi "thảm họa" xảy ra
Bạn có biết rằng, cách viết ảnh hưởng khá lớn đến cách đọc. Một nhóm các nhà khoa học chuyên ngành Nhận thức ở Đại học Johns Hopkins đã khám ra ra rằng, rất ít người có thể nhớ đúng hình dạng của chữ "g" được viết theo kiểu "loop tail". Bạn chưa tin đúng không, hãy ngừng đọc và xem ngay video dưới đây:
Viết chữ "g" sao cho chuẩn rất khó đấy, không đơn giản chút nào
Nếu thất bại trong thử nghiệm này, bạn không hề đơn độc. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tâm lý học Thử nghiệm: Nhận thức và Hiệu suất của Con người cho thấy, chỉ có 7 trên 25 người tham gia (khoảng 28%) thành công với thử nghiệm này.
Nhóm nghiên cứu đã hỏi 38 người trưởng thành chữ cái nào có 2 cách viết thường, chỉ 2 trong số đó trả lời đúng, đó là chữ "g". Bất ngờ hơn, chỉ 1 trong 2 người biết cách viết đúng chữ "g" theo hai cách.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu hỏi 16 người nữa đọc một đoạn văn, với 14 từ có chữ "g" theo kiểu "loop tail". Tuy nhiên, khi được yêu cầu mô phỏng lại chữ "g" mà họ vừa đọc 14 lần - chỉ có 1 người làm đúng. Theo tiến sĩ Michael McCloskey, tác giả chính của nghiên cứu, đó có thể là lời giải thích hợp lý nhất. Ông tin rằng con người không thể nhớ được chuỗi "g" bình thường bởi hầu hết chúng ta không được dạy.
Rất có thể, "g" là ký tự oái oăm nhất trong bảng chữ cái
Kết quả của nghiên cứu này có phần hài hước và ngốc nghếch. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phần nào chứng minh được sự tương quan giữa đọc và viết. Hiểu biết về một chữ cái dường như bị ảnh hưởng khi chúng ta không còn viết tay nhiều nữa.
Các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định nhưng việc giao tiếp chủ yếu thông qua bàn phím cùng các công cụ tiên đoán văn bản sẽ phần nào ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của thế hệ sau.
Theo Fastcodesign
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI