Trong vài thập kỉ nữa, sẽ không ai có thể sống nổi ở Trung Đông

    Kuroe,  

    Khu vực Trung Đông, cung cấp một lượng lớn nhiên liệu cho thế giới, cũng chính là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, bởi phát thải từ chính nguồn nhiên liệu ấy gây ra.

    Mới đây, một nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu tại Trung Đông đã chỉ ra rằng: Khu vực này, tuy đóng góp một lượng nhiên liệu không hề nhỏ cho thế giới, cũng sẽ chính là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu – trừ khi tất cả mọi người cùng cố gắng giảm thiểu sự phát thải khí CO2 ra môi trường.

    Nghiên cứu này được công bố bởi hai nhà khoa học Jeremy Pal và Elfatih A. B. Eltahir trên trang “Nature: Climate Change”, tập trung vào việc Trái Đất nóng lên sẽ gây ảnh hưởng ra sao đối với khu vực châu Á. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu như tình trạng ấm lên toàn cầu vẫn diễn ra như hiện tại, thì chỉ vài thập kỷ nữa thôi, khu vực Trung Đông sẽ nóng đến mức không ai có thể sống nổi.

     Các loại quạt và điều hòa được bày bán rất nhiều

    Các loại quạt và điều hòa được bày bán rất nhiều

    Kết luận trên được đưa ra thông qua việc so sánh các mẫu về lượng phát thải CO2 trong 80 năm tới, với nhiệt độ tối đa mà con người có thể chịu đưng được. Để phục vụ cho việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Liên Hợp Quốc đã từng công bố 4 bộ kịch bản phát thải (RCP) trong 85 năm tới, nhằm phục vụ cho việc chạy các mô hình khí hậu toàn cầu. Jeremy và Elfatih đã sử dụng hai viễn cảnh là RCP 4.5 (giảm phát thải) và RCP 8.5 (phát thải cao) trong nghiên cứu của mình.

    Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn phải dựa vào một chỉ số nữa về nhiệt độ tối đa cũng như độ ẩm mà con người có thể chịu đựng được trong thời gian dài. Theo như nghiên cứu, nhiệt độ cao nhất trong khả năng chịu đựng của con người trong 6 giờ liên tiếp là 35 độ C. Cao hơn con số đó, thì “dù cho có là người khỏe mạnh nhất thế giới cũng khó lòng chịu được”.

    Trong viễn cảnh RCP 8.5 – khi mà lượng phát thải khí nhà kính vẫn diễn ra như hiện tại – mô hình khí hậu chỉ ra rằng phần lớn Vịnh Ba Tư sẽ trở thành “điểm nóng”, với rất ít mây che phủ cùng với nhiệt độ rất cao, đặc biệt ở khu vực gần Biển Đỏ. Hơn nữa lượng bức xạ nhiệt thấp tại khu vực này cũng là nguyên nhân khiến Vịnh Ba Tư sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết.

     Các vòi phun nước được sử dụng để hạ nhiệt trên đường phố

    Các vòi phun nước được sử dụng để hạ nhiệt trên đường phố

    Và với viễn cảnh “siêu nóng” như vậy, chỉ cần bước ra khỏi nhà thôi đã là hết sức nguy hiểm cho con người. “Mọi hoạt động ngoài trời, dù là cơ bản nhất, cũng sẽ bị gián đoạn” – nhóm tác giả cho biết. Lúc này, điều hòa nhiệt độ sẽ trở thành thứ tối quan trọng, và điều này đặt những nhóm người nghèo tại đây vào một tương lai đen tối. “Trong điều kiện khí hậu như vậy, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu hơn”.

    Điều đáng sợ nhất, chính là đây hoàn toàn không phải là viễn cảnh tương lai xa – rất nhiều người trong chúng ta sẽ được chứng kiến điều này diễn ra – nếu như vẫn để tình trạng phát thải khí nhà kính tăng cao như hiện tại. Trong khi chỉ cần giảm phát thải một chút, xuống tiêu chuẩn RCP 4.5, khu vực Trung Đông sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn rất, rất nhiều. Liệu báo cáo này đã khiến con người đủ sợ để chịu thay đổi hay chưa?

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ