Và nếu không có những hành động kịp thời, con số đó sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều lần.
Các chuyên gia về môi trường, sau khi thực hiện những nghiên cứu về hệ sinh thái toàn cầu cho biết, kể từ năm 1990 đến nay, thế giới đã mất đi 1/10 diện tích đất hoang dã. Phát hiện này giống như một hồi chuông báo động về những ảnh hưởng tiêu cực đối với điều kiện tài nguyên hoang sơ còn sót lại trên Trái Đất, kêu gọi con người phải nhanh chóng hành động để giữ lấy sự đa dạng sinh học trong môi trường.
Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, trong vòng 20 năm trở lại đây, phần diện tích môi trường hoang dã rộng gấp đôi Alaska đã biến mất hoàn toàn, trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Châu Phi và các lưu vực sông Amazon.
Các chuyên gia thu được kết quả trên thông qua việc dựng bản đồ các khu vực hoang dã trên khắp thế giới, và so sánh chúng với bản đồ có được từ năm 1990.
"Khu vực hoang dã" theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu môi trường, là hệ sinh thái và cảnh quan sinh học không chịu ảnh hưởng từ bất cứ tác động nào của con người.
Tài nguyên thiên nhiên hoang dã đang dần biến mất
Hiện tại, diện tích môi trường hoang dã trên Trái đất là khoảng 30,1 triệu km2 - tương đương với khoảng 20% diện tích đất liền.
Phần lớn trong số đó nằm ở Bắc Mỹ, Bắc Á, Bắc Phi, cũng như ở Úc.
So sánh với 20 năm trước, ước tính khoảng 3,3 triệu km2 diện tích môi trường hoang dã đã biến mất hoàn toàn - tương đương với khoảng 10% - trong đó chịu ánh hưởng nặng nề nhất là khu vực Nam Mỹ và Châu Phi
"Những khu vực hoang dã quan trọng trên thế giới, mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ những loài sinh vật sắp tuyệt chủng, cũng như góp phần cải thiện điều kiện khí hậu, nhưng lại thường bị bỏ qua trong các chính sách về môi trường" - trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ James Watson cho hay.
"Các chính sách quốc tế cần phải chú ý đến những hành động cần thiết để bảo vệ môi trường hoang dã trước khi quá muộn. Chúng ta còn rất ít thời gian - chỉ khoảng một đến hai thập kỷ nữa thôi".
Theo như nghiên cứu, phần diện tích môi trường hoang dã trên Trái Đất hiện tại là khoảng 30,1 triệu km2 - chiếm khoảng 20% diện tích đất liền. Thoạt nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trên thực tế, phần diện tích đóng vai trò bảo vệ những loài động vật hoang dã đang sụt giảm ở mức báo động trong khoảng 20 năm trở lại đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết, từ năm 1990 đến nay, ước tính khoảng 3,3 triệu km2 diện tích môi trường hoang dã (tương đương với khoảng 10%) đã biến mất hoàn toàn. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Nam Mỹ - mất đi hơn 30% diện tích môi trường hoang dã, theo sau là Châu Phi với khoảng 14%.
Kêu gọi hành động
Các nhà nghiên cứu đang ra sức kêu gọi những hành động cấp thiết để bảo vệ sự đa dạng sinh học trên toàn cầu.
"Chúng ta cần phải nhận ra rằng, diện tích môi trường hoang dã, vốn bị coi nhẹ trong các hiệp định đa phương về môi trường và khí hậu, đang ngày càng cạn kiệt với tốc độ nhanh chóng"
"Hãy nhớ rằng, môi trường hoang dã, một khi đã mất đi sẽ không thể phục hồi lại được. Vậy nên, giải pháp duy nhất là giữ lấy những gì còn sót lại"
"Chúng ta phải hành động, vì lợi ích của con cháu chúng ta, cũng như của nhiều thế hệ sau nữa".
Diện tích môi trường hoang dã ngày nay tập trung nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Bắc Á, Bắc Phi, và Úc. Và để đối phó với tình trạng này, các nhà nghiên cứu đang ra sức kêu gọi mọi người chúng tay hành động.
"Chúng ta cần phải nhận ra rằng, phần diện tích môi trường hoang dã, vốn bị chúng ta coi là có khả năng tự bảo vệ nhờ vào khả năng di động - đang ngày càng bị suy thoái ở tốc độ nghiêm trọng. Và nếu không có những hành động kịp thời, chúng ta sẽ mất đi những 'viên ngọc quý' còn sót lại của môi trường".
Diện tích môi trường hoang dã đang ngày một suy giảm nặng nề
"Hãy nhớ, tài nguyên hoang dã là thứ không thể phục hồi - khi đã mất đi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được nữa. Vậy nên, chúng ta không có quyền lựa chọn - mà chỉ có thể chủ động bảo vệ những gì còn sót lại"
Theo lời tiến sĩ Watson, Liên Hợp Quốc và các bên liên quan đã bỏ qua những khu vực môi trường hoang dã hết sức quan trọng trong các hiệp định đa phương - và điều này cần phải thay đổi.
"Nếu chúng ta không hành động, tài nguyên hoang dã sẽ chỉ còn lại những phần nhỏ rải rác trên khắp Trái đất - và đây thực sự là thảm họa đối với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu, cũng như cộng đồng những người vốn đã yếu thế trên khắp toàn cầu." - ông Watson bổ sung thêm.
"Trách nhiệm của chúng ta là hành động, cho con cháu chúng ta, và cho cả những thế hệ sau này nữa".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín