Chuyện gì đang xảy ra với gã khổng lồ Apple tại Hàn Quốc?
- Hành trình của máy bay năng lượng mặt trời vòng quanh thế giới không tốn 1 giọt nhiên liệu
- Bí mật để có được sự nghiệp thành công từ 2 ông trùm Peter Thiel và Elon Musk: Các doanh nhân siêu thành công khác cũng đồng ý
- Nhà sáng lập 'ngân hàng siêu lừa' Celsius đã rút trót lọt 10 triệu USD ngay trước khi công ty xin phá sản
- Khám phá loài tê giác cổ đại nặng tới gần 3 tấn với chiếc sừng dài tới 1,5 mét
- Đá Rosetta: Giải mã những chữ tượng hình bí ẩn của Ai Cập cổ đại
Theo MacRumors, trụ sở chính của Apple tại Gangnam-gu (Seoul) đã bị Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) ghé thăm bất ngờ vào đầu tuần trước. Các phương tiện truyền thông cho biết nguyên nhân có thể xuất phát từ việc các nhà phát triển ứng dụng di động khiếu nại rằng Apple đang tính phí mua hàng trên ứng dụng cao hơn so với công bố.
Cụ thể, Hiệp hội game di động Hàn Quốc (KMGA) đã tố cáo với KFTC rằng Apple lấy phí chia sẻ doanh thu lên tới 33% chứ không phải 30%. Theo luật của Hàn Quốc, khi một người dùng mua ứng dụng hay đồ ảo trong game hay các dịch vụ thu phí trong app, họ sẽ phải trả 10% thuế VAT cho mỗi giao dịch như vậy.
Theo tố cáo của KMGA, Apple thu 30% phí chia sẻ doanh thu dựa trên con số chi trả sau thuế, hay nói cách khác, gã khổng lồ này đang thu 33% (30% của tổng số 110%) chứ không phải 30%. Trong khi đó, từ lâu, Apple đã bị phàn nàn rằng 30% là mức cao. Không những vậy, họ còn độc quyền phương thức thanh toán trên hệ sinh thái của mình.
Dựa trên dữ liệu thống kê, KMGA cho rằng Apple đã thu thêm khoảng 240 triệu USD nhờ con số chênh lệch này trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.
MacRumors cho biết tình trạng Apple tính phí nhiều hơn mức công bố cũng diễn ra tại một số quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ, tỷ lệ này ở Pháp và Ý là 32,1%, ở Thổ Nhĩ Kỳ là 35,25% và ở Anh là 31,5%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Apple chưa phải đối mặt với bất cứ khiếu nại nào đến từ những nước trên.
Sự việc KFTC đến làm việc tại trụ sở của Apple ở Hàn Quốc đã làm nổi bật cuộc điều tra đang diễn ra ở nước này về cáo buộc lạm dụng quyền lực thị trường của các ông lớn công nghệ sở hữu kho ứng dụng khổng lồ là Apple và Google.
Về phần mình, Apple xác nhận thông tin liên quan đến KFTC và khẳng định công ty đang hợp tác với cơ quan này. “Chúng tôi mong muốn được giải thích về cơ hội kinh doanh mà App Store đem lại cho các nhà phát triển tại Hàn Quốc”, phát ngôn viên của Apple cho biết.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Apple bị cơ quan chức năng Hàn Quốc điều tra. Tháng 8 vừa quan, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) cho biết họ đã tiến hành điều tra Apple, Google và One Store từ ngày 17/5 để xác định xem các công ty nào có vi phạm luật thanh toán trong ứng dụng hay không. Kết luận họ đưa ra là cả 3 công ty “có thể đã vi phạm”.
Nếu cuộc điều tra mới của KFTC phát hiện ra sai sót của Apple. KCC có thể đưa ra lệnh phạt tiền lên tới 2% doanh thu trung bình hàng năm từ các hoạt động kinh doanh có liên quan của “nhà Táo”.
Tháng 3 vừa qua, Cơ quan quản lý viễn thông Hàn Quốc đã thông qua các quy tắc chi tiết đối với luật cấm các nhà điều hành cửa hàng ứng dụng ép các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống thanh toán của họ.
Động thái trên được cho là nỗ lực của Hàn Quốc nhằm hạn chế việc những gã khổng lồ như Apple và Google độc quyền hệ thống thanh toán trong ứng dụng. Theo một số chuyên gia trong ngành, đạo luật này được coi là đòn giáng mạnh vào Apple và Google. Nếu không tuân thủ, họ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 2% - 3% doanh thu tại Hàn Quốc.
Nguồn: Macrumors, Apple Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI