94.372.694 vụ việc có liên quan đến phần mềm độc hại trên máy tính người dùng được Kaspersky phát hiện tại Việt Nam trong quý 4/2015.
Nghĩa là, nếu so sánh với dân số hiện tại, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2015, trung bình mỗi người Việt đều có liên quan đến một vụ phần mềm máy tính độc hại được cài trên máy tính. Thống kê này của Kaspersky chỉ dựa trên những lây lan offline, nghĩa là phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD và DVD và các phương thức “offline” khác. Worm và virus chiếm phần lớn trong các trường hợp này.
Với số lượng virus được phát hiện như vậy, Kaspersky cho rằng 62,8% người dùng Việt bị tấn công bởi mối đe dọa trong nước trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2015. Con số này đưa Việt Nam lên vị trí thứ 4 trên toàn thế giới, sau các nước Bangladesh, Yemen, Somalia.
Liên quan đến các mối đe dọa trực tuyến, Việt Nam cũng chứng tỏ là một quốc gia có nguy cơ rất cao khi được xếp thứ ba trên thế giới, với tỷ lệ ngang ngửa hai nước dẫn đầu là Nga và Trung Quốc. Trong báo cáo của Kaspersky, chỉ có Nga và Việt Nam đều nằm trong top 5 các nước có nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa độc hại cả online lẫn offline.
Trong giai đoạn từ tháng 10 – tháng 12/2015, sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện 6.828.450 phần mềm độc hại từ Internet trên máy tính người dùng tại Việt Nam. Nhìn chung, 35% người dùng đã bị mối đe dọa từ web tấn công trong giai đoạn này. Số liệu trên đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên thế giới về mối nguy hiểm khi lướt web.
Theo Kaspesky, tấn công thông qua trình duyệt là phương thức cơ bản mà kẻ xấu sử dụng để phát tán chương trình độc hại. Trong đó, khai thác lỗ hổng trên trình duyệt và plugins (tấn công bằng download); hay kỹ thuật xã hội là hai cách phổ biến được dùng hiện nay.
Khai thác lỗ hổng trên trình duyệt và plugins xảy ra khi người dùng truy cập trang web nhiễm độc mà họ không hay biết. Theo Kaspersky, đây là phương pháp được tội phạm mạng sử dụng trong hầu hết các cuộc tấn công. Ngoài ra, kỹ thuật xã hội là kiểu tấn công cần có sự tham gia của người dùng, nghĩa là họ phải tải về máy tính tập tin độc hại. Việc này xảy ra khi tội phạm mạng lừa nạn nhân tin rằng họ đang tải xuống chương trình hợp pháp.
Về máy chủ độc hại, tức các máy tính là nguồn phát tán phần mềm độc hại, Việt Nam đứng thứ 11. Theo dữ liệu của Kaspersky, tỷ lệ vụ việc gây ra bởi phần mềm độc hại tại Việt Nam là 0.6%, tức 1.572.771 vụ trong giai đoạn tháng 10 – 12/2015.
Các số liệu báo cáo trên đây của Kaspersky chỉ thống kê trên các máy tính có cài đặt phần mềm anti-virus của hãng. Do đó, con số thực tế có thể cao hơn.
Theo ICT News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"