Trung Quốc ấp ủ diệu kế cho máy bay “Made in China” khiến thế giới phải dè chừng: Sản xuất tự động, lắp ráp bộ phận khủng ngay trên băng chuyền, biến sản phẩm phụ thuộc nước ngoài thành ‘thuần Trung’

    Thiên Di ,  

    Phóng viên Frank Chen của South China Morning Post đã có chuyến tham quan chiếc máy bay chở khách nội địa Trung Quốc C919 cũng như cơ sở sản xuất và đào tạo phi hành đoàn.


      Trung Quốc ấp ủ diệu kế cho máy bay “Made in China” khiến thế giới phải dè chừng: Sản xuất tự động, lắp ráp bộ phận khủng ngay trên băng chuyền, biến sản phẩm phụ thuộc nước ngoài thành ‘thuần Trung’- Ảnh 1.

      Tại dây chuyền lắp ráp rộng lớn, Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) tự hào rằng quy trình sản xuất máy bay chở khách thân hẹp C919 sẽ sớm được tự động hoá và trở nên thông minh hơn.

      Hiện tại, cơ sở ở Thượng Hải rất yên tĩnh và ngăn nắp một cách đáng ngạc nhiên. Chỉ có một số ít công nhân xuất hiện và một số nhà báo được dẫn đi tham quan.

      Một năm trước, chiếc máy bay tinh hoa của 15 nghiên cứu và phát triển C919 đã mang theo tham vọng cạnh tranh Boeing và Airbus cất cánh trên bầu trời, bắt đầu chuyến bay thương mại đầu tiên. Tiềm năng của C919 cho một tương lai trên thị trường toàn cầu thu hút sự chú ý của mọi người, dù hiện tại chưa nhận được chứng nhận hoặc đơn đặt hàng nào từ nước ngoài.

      Rất khó để mua được một tấm vé đi trên chiếc máy bay C919 này, vì số lượng có hạn và các tuyến bay vẫn còn hạn chế. Chỉ có 4 chiếc C919 đang hoạt động. China Eastern Airlines là nhà khai thác đầu tiên và duy nhất tính đến hiện tại. Hãng này mở các đường bay từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, Thành Đô và Tây An.

      Tuy nhiên, các kế hoạch mở rộng đang được thực hiện để triển khai sản xuất nhanh hơn. Comac đã chia sẻ tham vọng của họ bao gồm một dây chuyền sản xuất mới, giúp các bộ phận khung máy bay được gắn với nhau trên một băng chuyền lớn, trong đó các cụm bộ phận của C919 sẽ di chuyển 1,5 mét – 3 mét mỗi giờ.

      Khi máy bay thành hình, các động cơ sẽ được đưa vào và thử nghiệm. Máy bay sau đó sẽ được chuyển đến cơ sở sơn để phủ trắng và sơn màu sắc riêng.

      Bên trong máy bay, đèn trong cabin thay đổi và tạo ra màu sắc đẹp như cầu vồng. Nó mang lại cảm giác mới mẻ, đặc biệt khi so với những chiếc máy bay phản lực đã hoạt động được nhiều năm.

      Phi hành đoàn cũng giới thiệu những tiện nghi và tính năng độc đáo của C919. Một trong số đó là sự điều chỉnh khoang hành lý phía trên đầu để phù hợp hơn với chiều cao trung bình của người Trung Quốc. Chúng được lắp đặt thấp hơn 10 cm so với các máy bay phương Tây. Điều này cũng có nghĩa là khi ngồi, một số hành khách sẽ dễ dàng chạm được bộ điều khiển đèn và quạt gắn trên đầu hơn.

      Một tiếp viên hàng không cũng chia sẻ rằng khoang bếp trên máy bay C919 cũng rộng hơn, mang đến “không gian làm việc thoải mái”.

      Trung Quốc ấp ủ diệu kế cho máy bay “Made in China” khiến thế giới phải dè chừng: Sản xuất tự động, lắp ráp bộ phận khủng ngay trên băng chuyền, biến sản phẩm phụ thuộc nước ngoài thành ‘thuần Trung’- Ảnh 2.

      Ảnh: Frank Chen

      Các phóng viên ngoài tham quan C919 và cơ sản xuất, Comac còn giới thiệu về cơ sở đào tạo của họ. Khu vực này chật cứng các phi công và tiếp viên hàng không từ các hãng hàng không lớn. Thời gian biểu dày đặc, với các lớp được tổ chức từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối. Nội dung đào tạo từ chuẩn bị trước chuyến bay, vận hành thiết bị hạ cánh cho đến bảo trì động cơ nhập khẩu của C919.

      Một nhân viên của Comac cho biết họ đang thiếu rất nhiều thứ, từ ký túc xá cho học viên lẫn thiết bị mô phỏng máy bay. Comac vẫn cần những kỹ sư nước ngoài để lắp đặt và thử nghiệm các thiết bị cực kỳ quan trọng như máy mô phỏng chuyến bay, giúp phi công vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt mà họ có thể gặp phải trong suốt chuyến bay.

      Phóng viên Frank Chen dù muốn thử nghiệm thiết bị mô phỏng này, nhưng các nhân viên đã từ chối một cách lịch sự vì “cân nhắc về quyền sở hữu trí tuệ”.

      Hiện Comac đang phát triển các giải pháp thay thế mô phỏng tự chế. Khi điều đó xảy ra, có lẽ họ sẽ mời các phóng viên quay lại trải nghiệm cảm giác cầm lái chiếc C919.

      Một giám đốc của Comac cho biết: “Với nhiều bộ phận được sản xuất nội địa hơn, chúng tôi đang cố gắng biến C919 trở thành một máy bay phản lực thuần Trung Quốc hơn”.

      Theo SCMP

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày

      NỔI BẬT TRANG CHỦ