Nếu được thử nghiệm thành công, những con "chip cai nghiện" này sẽ trở thành một cuộc cách mạng thực sự. Nó không chỉ giúp bản thân người nghiện, mà cả những người thân trong gia đình họ có lại được cuộc sống bình thường.
- Chính quyền Trump cấm NVIDIA bán một số dòng chip AI sang Trung Quốc
- Cứ ngỡ Yamaha NVX 155 2025 ra mắt, nhưng hóa ra đây chỉ là một mẫu xe 'vay mượn' thiết kế đến từ Trung Quốc!
- Trung Quốc chính thức sử dụng "quân bài tẩy" đất hiếm trong cuộc chiến thương mại, ngành công nghệ thấp thỏm lo âu
- Các công ty chip Trung Quốc nói "không quan tâm" tới đòn thuế quan của Mỹ
- Ăn xong “bữa tối triệu đô” với Jensen Huang, Tổng thống Trump hoãn lệnh cấm xuất khẩu chip H20 của NVIDIA sang Trung Quốc
Trong một ca phẫu thuật mang tính đột phá, các bác sĩ tại tỉnh An Huy, Trung Quốc cho biết họ đã cấy ghép thành công một "con chip tỉnh táo" để điều trị tình trạng nghiện nặng cho một bệnh nhân 40 tuổi.
Bệnh nhân là một người đàn ông họ Li, có tiền sử nghiện rượu trong hơn 20 năm. Việc uống rượu thường xuyên khiến anh trở nên nóng tính, thường xuyên gây gổ cãi vã khi ở nhà, khiến vợ con cực kỳ đau khổ.
Gia đình Li đã đưa anh đi cai nghiện 9 đợt, tuy nhiên, tình trạng của anh liên tục tái phát mỗi khi được về nhà.

Sau đó, Li đã nhận được tư vấn tại Bệnh viện Nhân dân số 3 tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, nơi các bác sĩ cho biết có một thủ thuật "cấy chip cai nghiện" đang giúp những người nghiện rượu như anh trở nên tỉnh táo.
Người đàn ông sau đó trở về nhà, thảo luận với gia đình và quyết định thử nghiệm phương pháp điều trị mới này.
"Chip cai nghiện" là gì?
Trên thực tế, "chip cai nghiện" không phải là một thiết bị điện tử được cấy ghép vào não bộ, mà là các viên nang naltrexone hydrochloride giải phóng chậm, một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các tình trạng nghiện, phụ thuộc vào chất gây nghiện.
Nó có thể được cấy vào cơ thể người nghiện rượu thông qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu dưới da. Sau đó, naltrexone hydrochloride sẽ đi vào máu, tới não ức chế các thụ thể để giúp người nghiện ức chế cơn thèm rượu về mặt tâm lý.
Ca phẫu thuật của Li được thực hiện dưới gây tê tại chỗ, sau khi đánh giá cẩn thận và kỹ lưỡng vào đầu tháng 4, báo cáo cho biết.
Thông qua một vết rạch nhỏ dài 1 cm ở lớp mỡ dưới da ở bụng dưới của Li, các bác sĩ tại bệnh viện đã cấy vào cơ thể anh 10 viên naltrexone hydrochloride, mỗi viên có kích thước khoảng bằng một hạt đậu nành. Quy trình phẫu thuật diễn ra chưa đầy 5 phút.

Các bác sĩ chuẩn bị viên nang cho cấy ghép.
Miêu tả về phác đồ điều trị cho biết ngay sau khi được cấy ghép vào cơ thể, các viên nang naltrexone hydrochloride giải phóng chậm sẽ tạo ra hiệu lực trong 4 giờ đồng hồ.
Sau đó, chúng sẽ tiếp tục ở bên trong cơ thể suốt 6 tháng và đều đặn giải phóng thuốc hàng ngày, giúp người nghiện quản lý tình trạng của mình một cách triệt để.
Hầu hết các bệnh nhân chỉ cần điều trị một lần duy nhất với phương pháp này, không tái nghiện và không cần cấy ghép lại.
Các bác sĩ cho biết tình trạng sau cấy ghép của Li hiện tại rất tốt. Người đàn ông dung nạp thuốc và không có dấu hiệu thèm rượu. Trong khi các tác dụng phụ từ việc cấy ghép là không đáng kể
Cơ hội để thoát khỏi vòng xoáy nghiện ngập
Trên thực tế, Li không phải là bệnh nhân đầu tiên tại Trung Quốc được cấy ghép con "chip cai nghiện" này.
Công nghệ tiên phong này đã được phát triển từ năm 2023, bởi giáo sư Hao Wei, một nhà nghiên cứu cơ chế lạm dụng chất gây nghiện tại Đại học Trung Nam, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.
Cùng năm đó, giáo sư Hao đã cấy ghép nó cho một bệnh nhân đầu tiên họ Lưu, 36 tuổi, cũng đã có tiền sử nghiện rượu 15 năm tại thời điểm nhận điều trị.

Người đàn ông cho biết mình đã uống tới nửa lít rượu mỗi ngày, bao gồm một cốc lớn trong bữa sáng, nhiều cốc nhỏ lai rai suốt cả ngày và một cốc lớn nữa vào buổi tối, thứ khiến anh mê man đi vào giấc ngủ.
"Tôi đã thử cai rượu rất nhiều lần nhưng đều thất bại", anh Lưu nói. "Lúc nào tôi cũng phải thủ một chai rượu trong người, vì thiếu nó, tôi cảm thấy rất bồn chồn và khó chịu".
Thật không may, việc tiêu thụ quá nhiều rượu đã khiến sức khỏe của Lưu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh phải nhận chẩn đoán tới 24 tình trạng bệnh lý, bao gồm cao huyết áp, bệnh tim mạch và cả rối loạn não bộ.
Do đó, anh đã quyết tâm đăng ký thử nghiệm lâm sàng con "chip cai nghiện" vào tháng 4 năm 2023, tại Bệnh viện Trung ương tỉnh Hồ Nam số 2, với hi vọng cải thiện được sức khỏe.
"Ca phẫu thuật chỉ mất vỏn vẹn 5 phút, sau đó, tôi đã chính thức đoạn tuyệt với rượu", người đàn ông 36 tuổi cho biết, khi đang tận hưởng lại cuộc sống không còn rượu bia của mình.
Nhân rộng ra toàn Trung Quốc và thử nghiệm với các tình trạng nghiện khác
Một báo cáo năm trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy Trung Quốc đứng đầu thế giới về số ca tử vong liên quan đến rượu. Năm 2017, có 650.000 ca tử vong như vậy ở nam giới và 59.000 ca tử vong ở nữ giới xảy ra tại nước này.
Nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 59 được phát hiện là những người tiêu thụ rượu nhiều nhất. Ngoài nhiều vấn đề về sức khỏe, rượu còn gây ra nhiều vấn đề xã hội ở Trung Quốc, từ tai nạn giao thông đến bạo lực gia đình.
Bởi vậy, cuộc thử nghiệm thành công của giáo sư Hao bây giờ đang mở ra cơ hội cho hàng ngàn người nghiện rượu trên khắp đất nước.
Báo cáo tóm tắt được công bố vào tháng 11 năm 2024 cho biết "chip cai nghiện" đã chứng minh được tính an toàn tốt, không có sự khác biệt đáng kể nào về phản ứng phụ so với giả dược, ngoại trừ những phản ứng tại vị trí cấy ghép.
Ngoài ra, nó còn làm giảm đáng kể tổng lượng rượu tiêu thụ, lượng rượu uống nhiều và số ngày uống nhiều của bệnh nhân. Khi ham muốn uống rượu của bệnh nhân giảm xuống, họ đã vượt qua chứng nghiện cả về mặt tâm lý và hành vi, để sống lại một cuộc sống bình thường.

Naltrexone hydrochloride hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể trong não giúp người nghiện ức chế cơn thèm rượu về mặt tâm lý.
Theo sau Hồ Bắc, một số thành phố ở Trung Quốc, như Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên, Ôn Châu ở tỉnh Chiết Giang và Trú Mã Điếm ở tỉnh Hà Nam, đã công bố hoàn thành thành công các ca phẫu thuật cấy ghép "chip kiểm soát sự tỉnh táo" trong những ngày gần đây.
Liệu pháp mới này được cho là đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện trên khắp cả nước kể từ đầu năm nay. Tháng trước, một người nghiện rượu lâu năm họ Vương ở Chifeng, Nội Mông đã trở thành bệnh nhân đầu tiên trong khu vực được điều trị.
Vào tháng 2, một bệnh nhân 35 tuổi họ Ngô, bệnh nhân đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thập Yển ở thành phố Thập Yển, Hồ Bắc, đã nói với giới truyền thông rằng anh không thể cưỡng lại sự cám dỗ của rượu ngay khi nhìn thấy nó trong quá khứ. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, ngay cả mùi rượu cũng khiến anh cảm thấy khó chịu và anh cho biết không hề thèm rượu.
Zhou Xuhui, giám đốc Bệnh viện Trung ương Tỉnh Hồ Nam số 2, cho biết với cơ chế tác động của naltrexone hydrochloride vào khu vực phụ trách phần thưởng trong não bộ, nó sẽ không chỉ hiệu quả với bệnh nhân nghiện rượu. Ông hi vọng công nghệ này có thể được áp dụng mở rộng cho nhiều đối tượng khác như người nghiện thuốc lá, thuốc phiện và ma túy.
Nếu được thử nghiệm thành công, những con "chip cai nghiện" này sẽ trở thành một cuộc cách mạng thực sự, không chỉ giúp bản thân người nghiện, mà cả những người thân trong gia đình họ có lại được cuộc sống bình thường.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
vivo đã nghĩ gì khi so sánh X200 Ultra với máy ảnh chuyên nghiệp? "Muốn được công nhận, thì không thể né tránh"
Thay vì tiếp tục cuộc đua với iPhone, Vivo chọn cách định vị X200 Ultra như một “máy ảnh bỏ túi” thực thụ, sẵn sàng vượt qua những giới hạn kỹ thuật để giành lấy sự công nhận từ cộng đồng sáng tạo chuyên nghiệp.
Tưởng chỉ là tour trải nghiệm, ai ngờ Galaxy AI khiến Gen Z nghiêm túc trở lại với Văn Miếu