Trung Quốc chính thức vận hành hệ thống “siêu tàu điện ngầm” mới toanh khiến thế giới trầm trồ: Vận tốc tối đa 200 km/h, đi liền 5 thành phố trong 1 ngày, hành khách sáng lên núi chiều xuống biển
Hệ thống đường sắt mới của Trung Quốc không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa các thành phố mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch và thu hút đầu tư.
- Bầu trời chuyển màu đỏ thẫm ở Trung Quốc khiến nhiều người lo sợ, là hiện tượng gì?
- 'Vận hạn' bất ngờ của hãng xe Trung Quốc sắp rót hơn 23.000 tỷ vào Việt Nam
- Cải thiện 1 điều, hãng điện thoại Trung Quốc lần đầu tiên vượt mặt Samsung để lên ngôi vương
- Đi taxi không người lái, hành khách Trung Quốc thót tim vì sự cố giữa đường: Video hiện trường gây chú ý!
- GPU Trung Quốc đạt bước nhảy vọt về hiệu năng, tuyên bố đánh bại GPU NVIDIA trong huấn luyện AI
Cuối tháng 5 vừa qua, hai tuyến đường sắt liên tỉnh mới là Quảng Châu – Phật Sơn và Phật Sơn - Đông Hoản đã chính thức được đưa vào khai thác. Sự kiện này đánh dấu việc nối liền 4 tuyến đường sắt liên tỉnh, tạo thành một mạng lưới giao thông đường sắt dài 258 km kết nối 5 thành phố: Huệ Châu, Đông Hoản, Quảng Châu, Phật Sơn và Triệu Khánh. Với hệ thống đường sắt hiện đại này, người dân có thể dễ dàng di chuyển giữa các thành phố ven vịnh chỉ với "một tấm vé".
Trên các mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự thích thú với hệ thống đường sắt mới. Một người dùng phấn khởi bình luận: "Giấc mơ du lịch 5 thành phố trong một ngày cuối cùng đã thành hiện thực!”
Một người khác chia sẻ: “Sáng nhâm nhi trà ở Thuận Đức, trưa ghé qua núi Liên Hoa ở Quảng Châu, chiều thưởng thức món mì ngỗng quay nổi tiếng ở Đông Hoản và ngắm hoàng hôn trên biển ở Huệ Châu, thật tuyệt vời!"
Với tốc độ tối đa lên đến 200 km/h, hệ thống đường sắt liên tỉnh mới giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa 5 thành phố. Từ quận Phiên Ngu (Quảng Châu), hành khách chỉ mất 30 phút để đến Phật Sơn hoặc Đông Hoản và 60 phút để đến Triệu Khánh hoặc Huệ Châu. Các chuyên gia nhận định, hệ thống đường sắt mới sẽ giúp Quảng Châu kết nối dễ dàng hơn với các vùng lân cận, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch cho toàn khu vực.
Điểm đặc biệt nhất của “siêu tàu điện ngầm” này chính là mô hình vận hành giống như xe buýt, mang đến sự thuận tiện tối đa cho hành khách. Theo đại diện công ty quản lý vận hành đường sắt liên tỉnh Quảng Đông, hệ thống kiểm tra an ninh tại các ga đường sắt liên tỉnh được kết nối với các ga tàu quốc gia và tàu điện ngầm, giúp hành khách di chuyển dễ dàng và nhanh chóng.
Về hình thức mua vé, hành khách có thể mua vé qua ứng dụng hoặc sử dụng thẻ giao thông công cộng, mã QR trên ứng dụng tàu điện ngầm Quảng Châu. Với cách thức thanh toán đa dạng và tiện lợi, hành khách có thể lên tàu bất cứ lúc nào mà không cần phải mua vé trước. “Siêu tàu điện ngầm” hoạt động theo mô hình “dừng mọi ga + tàu nhanh tại các ga chính”, đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách.
"Xây dựng mạng lưới đường sắt vùng vịnh" là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kết nối vùng vịnh Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao. Theo quy hoạch do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc phê duyệt vào năm 2020, mạng lưới đường sắt vùng vịnh sẽ đạt tổng chiều dài 4.700 km trong vòng 5 năm, bao phủ toàn bộ các thành phố trung tâm, các điểm nút giao thông quan trọng và các cụm đô thị lớn như Quảng Châu và Thâm Quyến.
Việc đưa vào hoạt động hệ thống 4 tuyến đường sắt liên tỉnh kết nối 5 thành phố đã góp phần quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu này. Các chuyên gia nhận định, hệ thống đường sắt mới không chỉ là tuyến đường kết nối giao thông mà còn là động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế cho toàn vùng.
Nhân dịp khánh thành tuyến đường sắt mới, hàng loạt hoạt động quảng bá du lịch đã được tổ chức trên khắp vùng vịnh. Tại một số ga tàu, hành khách còn được nhận miễn phí bản đồ du lịch và tham gia các trò chơi tương tác thú vị.
Giáo sư Hu Gang (Đại học Tế Nam) nhận định, hệ thống đường sắt liên tỉnh đóng vai trò như xương sống trong mạng lưới giao thông vùng vịnh. "Siêu tàu điện ngầm" giúp kết nối dễ dàng hơn giữa các thành phố, từ đó thúc đẩy hợp tác kinh tế và giúp các thành phố như Triệu Khánh và Huệ Châu hội nhập nhanh chóng vào chuỗi giá trị của Quảng Châu và Thâm Quyến.
Theo Sina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"