Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn
Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đang cực ưa chuộng ứng dụng “made in China” này.
- Trung Quốc tiết lộ kế hoạch táo bạo, 'định hình lại thế giới' trong 2 năm bằng robot
- Huawei phá thế độc tôn của Nvidia, phát tín hiệu "cực căng": Doanh nghiệp Trung Quốc có cách để "nghỉ chơi" với các gã khổng lồ chip của Mỹ
- Vì sao Intel 17 năm trước đã chọn xây nhà máy ATM lớn nhất thế giới ở Việt Nam mà không phải Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan?
- Trung Quốc tuyên bố thu hoạch được xà lách trồng ngoài vũ trụ
- Trung Quốc đạt cột mốc đỉnh cao về công nghệ, chưa quốc gia nào sánh bằng: UAV trang bị cả "bộ não con người"?
Temu vượt Shein
CNBC đưa tin, ứng dụng mua sắm Temu đến từ Trung Quốc đang thống trị thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Ứng dụng này đã “hạ bệ” đối thủ Shein sau khi mở rộng thành công tại các thị trường phương Tây, theo phân tích của data.ai được CNBC trích dẫn.
Công ty phân tích dữ liệu cho biết, kể từ khi ra mắt vào tháng 7 tại Nhật Bản và đến ngày 2/11, Temu đã xếp hạng số 1 về lượt tải xuống mỗi ngày đối với danh mục các nền tảng mua sắm trên iOS và Google Play trong 124 ngày. Để so sánh, Shein chỉ đứng đầu trong 17 ngày tại thị trường Nhật Bản.
Tương tự, tại Hàn Quốc, Temu xếp số 1 về số lượt tải xuống hàng tháng trên iOS và Google Play trong 65 ngày trên tổng số 93 ngày tính từ giai đoạn 1/8 - 2/11, vượt qua AliExpress (25 ngày) và Shein chỉ nằm trong top 5.
Trong số các ứng dụng mua sắm hàng đầu ở Hàn Quốc, Temu là ứng dụng đạt 2 triệu lượt tải xuống nhanh nhất sau khoảng 88 ngày. Shein mất 382 ngày trong khi AliExpress mất 366 ngày để đạt được cột mốc tương tự.
Theo data.ai, Temu là ứng dụng nhanh nhất đạt 4 triệu lượt tải xuống ở Nhật Bản - mất khoảng 121 ngày, so với Shein mất 155 ngày và Amazon là 660 ngày.
“Temu đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra ngoài Mỹ và chúng tôi ước tính hiện nó đã có mặt ở hơn 40 quốc gia. Chúng tôi tin rằng ứng dụng này sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng trong những quý tới”, Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo vào tháng 10.
Goldman Sachs cũng ước tính rằng Temu, thuộc sở hữu của Pinduoduo Holdings hiện tạo ra hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch hàng tháng và dự kiến tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm 2023.
Sự trỗi dậy của Temu
Temu được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc được niêm yết trên Nasdaq là PDD Holdings, công ty cũng sở hữu ứng dụng thương mại điện tử Pinduoduo có trụ sở tại Trung Quốc.
Ra mắt tại Mỹ vào tháng 9 năm 2022, Temu là cú hích lớn đầu tiên của PDD ở nước ngoài và nhanh chóng đạt được thành công đối với những người tiêu dùng có ngân sách “không quá dư dả”.
Chỉ trong vài tuần, ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu các cửa hàng ứng dụng và sau đó nhanh chóng mở rộng khắp các quốc gia như Úc, New Zealand, Pháp, Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh.
Có trụ sở chính tại Boston, Massachusetts, Temu tập trung bán hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, từ thời trang đến sản phẩm gia dụng với mức giá “mềm” cho người tiêu dùng nước ngoài.
Temu đã thâm nhập vào châu Á thông qua Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 7. Sau đó vào Philippines vào ngày 26/8 trước khi ra mắt tại Malaysia vào ngày 8/9.
“Chúng tôi tin rằng lý do chính khiến doanh thu từ giao dịch mua bán của PDD tăng trưởng 131% so với cùng kỳ năm trước liên quan đến độ phủ rộng rãi của nền tảng mua sắm này”, các nhà phân tích của Citi cho biết trong một báo cáo ngày 29/8.
Nền tảng này đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi ra mắt bằng cách tận dụng sức mạnh của công ty mẹ trong chuỗi cung ứng và marketing.
Các nhà phân tích của Bernstein cho biết sự nổi tiếng của Temu cũng được thúc đẩy đáng kể nhờ các khoản đầu tư vào marketing, sản phẩm có giá thành thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và sự thành công của các chiến dịch tiếp thị giới thiệu.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI