VTV.vn - Ngày 4/9, Trung Quốc đã công bố dữ liệu mới do các tàu thăm dò sao Hỏa và mặt trăng của nước này thu thập được.
- Tại sao gần một nửa các sứ mệnh hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng luôn gặp phải thất bại?
- Năng lực hàng không vũ trụ của Ấn Độ mạnh như thế nào?
- Cơ học lượng tử tiết lộ bí ẩn của ý thức: Tại sao một tập hợp các hạt lại có thể tạo ra ý thức?
- Buồn của ngành kim cương: Giá rơi thảm hại, mất dần sức hút, khách hàng chuyển sang dùng đồ ‘nhân tạo’
Theo Đài quan sát thiên văn quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tàu thăm dò sao Hỏa "Thiên Vấn-1" (Tianwen-1) của nước này đã cung cấp 68 gigabyte dữ liệu thu thập được từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023. Dữ liệu khoa học nói trên do 3 thiết bị gắn trên tàu thăm dò thu thập được, trong đó có một máy camera có độ phân giải cao.
Đây là lần thứ 5 tàu thăm dò sao Hỏa công bố dữ liệu. Tàu thăm dò Thiên Vấn-1 bay vào quỹ đạo quanh sao Hỏa ngày 10/2/2021, trở thành tàu thăm dò đầu tiên của Trung Quốc quay quanh hành tinh này. Camera của Thiên Vấn-1 đã thực hiện 284 nhiệm vụ chụp ảnh viễn thám quỹ đạo từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022, trong phạm vi bao phủ toàn bộ bề mặt sao Hỏa. Hệ thống ứng dụng mặt đất đã xử lý 14.757 hình ảnh để thu được hình ảnh bản đồ màu của hành tinh đỏ.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã công bố dữ liệu khoa học thứ 38 do tàu vũ trụ Hằng Nga 4 thu thập được trong khoảng thời gian từ ngày 15/4 đến ngày 24/6/2023. Khối dữ liệu này do 4 thiết bị gắn trên bộ phận hạ cánh và bộ phận chuyển động của tàu vũ trụ Hằng Nga 4. Dữ liệu có kích thước 2,7 gigabyte.
Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 được phóng vào ngày 8/12/2018. Tàu đã hạ cánh thành công xuống bề mặt trăng vào ngày 3/1/2019.
Hiện Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ để trở thành một cường quốc vũ trụ lớn vào năm 2030. Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động trong không gian, trong bối cảnh Trạm vũ trụ Thiên Cung gần hoàn thiện. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu Trạm Thiên Cung thành phòng thí nghiệm vũ trụ cấp nhà nước hỗ trợ thời gian lưu trú dài ngày của các phi hành gia và hoạt động thí nghiệm khoa học, công nghệ và ứng dụng quy mô lớn. Theo kế hoạch, trạm Thiên Cung sẽ hoạt động trong 15 năm.
Cuối tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã công bố bản đồ địa hình sao Hỏa được dựng nên từ 14.757 bức ảnh tàu vũ trụ nước này thu thập trong các nhiệm vụ không gian trước đó. Các hình ảnh toàn cảnh sao Hỏa được chụp bằng camera có độ phân giải tầm trung. Trong đó có những ảnh chụp trên bề mặt sao Hỏa bằng camera của tàu thám hiểm vũ trụ Thiên Vấn-1 hoạt động từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022.
Các hình ảnh bản đồ màu được Cơ quan Quản lý Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng công bố vào ngày 24/4, trùng với Ngày Vũ trụ Trung Quốc 2023. Những hình ảnh này đã giúp các nhà khoa học xác định nhiều đặc điểm địa lý trên sao Hỏa. Bản đồ sẽ cung cấp thêm kiến thức về hành tinh Đỏ và cải thiện việc lập kế hoạch cho các nhiệm vụ trong tương lai.
Thông qua những hình ảnh có độ phân giải cao về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số lượng lớn các thực thể địa lý, 22 trong số đó được Liên minh Thiên văn quốc tế đặt tên theo các làng, thị trấn lịch sử và văn hóa ở Trung Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời