Trung Quốc đã chuyển mình từ trung tâm hàng nhái thành thiên đường sáng tạo như thế nào
Các lập trình viên trẻ Trung Quốc rất tài năng nhưng họ thiếu những Mark Zuckerberg hay Steve Jobs. Bí quyết thất bại nhanh, thất bại liên tục là cách nhanh nhất để tìm ra sản phẩm đột phá của phương Tây không có chỗ ở Trung Quốc
Khi lập trình viên trẻ đưa ra một ý tưởng tất cả mọi người đều nghĩ rằng nó rất điên rồ. Anh ta mới chỉ tốt nghiệp đại học và mới được nhận vào vị trí viết phần mềm cho YY, một công ty cung cấp ứng dụng ruyền hình trực tiếp tại Quảng Châu, Trung Quốc. Hơn 100 triệu người dùng ứng dụng của họ mỗi tháng, người dùng tự phát video trực tiếp, xem của người khác, hát, chơi game hoặc tổ chức những buổi trò truyện trực tiếp. Người dùng chia sẻ, nói chuyện rất hào hứng bằng giọng nói hoặc tin nhắn.
Nhân viên Xiaomi giải lao sau giờ làm
Lập trình viên này nghĩ rằng YY nên thử một điều gì đó mới mẻ đó là sử dụng ứng dụng truyền hình như một ứng dụng hẹn hò giống như cách mà cách hoạt động của chương trình hẹn hò trên TV. Họ sẽ tạo ra những phòng trò chuyện trực tuyến và mời những người dùng cô đơn vào đó nói chuyện, tán tỉnh nhau.
Các giám đốc của công ty không hào hứng lắm với ý tưởng này. "CEO suýt nữa dập tắt nó", Eric Ho, giám đốc tài chính của YY nói. Bạn thực sự muốn làm điều này? CEO hỏi cậu lập trình viên. Đây là một ý tưởng ngu ngốc. Tôi nghĩ rằng chẳng ai thích nó. Tuy nhiên lập trình viên trẻ tuổi đã rất khao khát và không từ bỏ ý tưởng. Cuối cùng, ban giám đốc của công ty quyết định cho anh ta một cơ hội.
Tại Trung Quốc, hiếm khi thấy những nhân viên như vậy. Mười năm trước, các nhà phân tích công nghệ cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới thiếu những nhà sáng chế tài năng. Quốc gia này không thiếu những hãng công nghệ lớn với mức lợi nhuận cực kỳ cao nhưng họ ít khi đặt niềm tin vào những ý tưởng mới. Họ chủ yếu tạo ra những bản sao của các công ty ở Silicon Valley. Baidu là bản sao của Google, Tencent là một bản sao của Yahoo, JD là bản sao của Amazon.
Các lập trình viên trẻ Trung Quốc rất tài năng nhưng họ thiếu những Mark Zuckerberg hay Steve Jobs. Bí quyết thất bại nhanh, thất bại liên tục là cách nhanh nhất để tìm ra sản phẩm đột phá của phương Tây không có chỗ ở Trung Quốc. Nền giáo dục ở đây dạy học sinh học thuộc lòng và trừng phạt những sai lầm. Sinh viên mới tốt nghiệp rất muốn làm việc tại những công ty lớn, mạnh mẽ. Mục đích của quốc gia này là hướng tới sự ổn định. Các đô thị ở Trung Quốc mới chỉ phát triển mạnh gần đây sau nhiều thập kỷ chìm trong nghèo khó và nhiều vùng nông thôn cũng đang khao khát được đô thị hóa. Do vậy tốt nhất là hãy bình tĩnh và phát triển một cách an toàn.
Một góc văn phòng YY
Tuy nhiên, hiện tại suy nghĩ này đã bị loại bỏ. Sự thịnh vượng đột biến khiến các lập trình viên trẻ tại Trung Quốc nâng độ tự tin lên một mức mới và không còn quá cầu toàn như trước. Năm 2000, chỉ 4% dân Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu với mức thu nhập từ 9.000 tới 34.000 USD nhưng năm 2012 1/3 dân Trung Quốc leo lên mức này. Cùng thời gian đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đã tăng gấp bảy lần. Trong năm 2015, có 7.000.000 sinh viên tốt nghiệp đại học. Kết quả là tạo ra một thế hệ thoải mái sáng tạo mà chẳng hề sợ rủi ro.
"Nhiều thanh niên trong độ tuổi 20 mới ra trường hoặc bỏ học đã thành lập công ty riêng", Kai-Fu Lee, một nhà đầu tư Trung Quốc, cựu nhân viên Apple, Microsoft và Google cho biết. Lee đã dành một thập kỷ di chuyển ngang dọc khắp Trung Quốc để giúp các thanh niên tạo dựng công ty. Hiện tại, ở các thành phố lớn có rất nhiều nhà đầu tư và các doanh nhân tham vọng. Họ đổ rất nhiều tiền vào ngành công nghiệp phần mềm và chia sẻ công việc. Họ không còn muốn làm việc cho Google hoặc Apple nhưng những bạn bè đồng lứa ở San Francisco, họ muốn tạo ra Google hoặc Apple mới.
Bất cứ ai có một ý tưởng hứa hẹn và một chút ít kinh nghiệm đều có thể kiếm được tiền. Trong năm ngoái, các hãng đầu tư mạo hiểm rót tới 15,5 tỷ USD vào các hãng khởi nghiệp Trung Quốc nên các doanh nhân đang tắm trong các khoản tiền tài trợ. Họ cũng nhận được sự tư vấn, giúp đỡ của rất nhiều tỷ phú. Ngay cả chính phủ Trung Quốc, vốn rất cảnh giác với những vấn đề trực tuyến, cũng khởi động một quỹ hỗ trợ trị giá 6,5 tỷ USD cho các công ty khởi nghiệp. Sự phát triển của công nghệ xuất hiện đúng lúc Trung Quốc đang muốn tìm nguồn công việc mới cho người dân do sự tăng trưởng kinh tế đang chậm lại sau hai thập kỷ phát triển bùng nổ.
Nhân viên Zepp Labs đang thử nghiệm phần cứng
Cả dịch vụ trực tuyến và phần cứng đều phát triển bùng nổ tại Trung Quốc. Trong lĩnh vực sản xuất smartphone, Xiaomi đang làm rất tốt. Trong khi đó, trong lịnh vực dịch vụ, Tencent với WeChat, đang dẫn đầu. Với lợi thế như thấu hiểu thị trường, khả năng tiếp cận với những hệ thống sản xuất hàng đầu của các công ty phương Tây và gần những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới như Ấn Độ và Đông Nam Á khiến các công ty Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy, họ dễ dàng đánh bại các hãng phương Tây trên sân chơi của riêng họ. Ví dụ, năm ngoái doanh số smartphone trên toàn cầu của Xiaomi xếp thứ tư, sau Samsung, Apple và Huawei.
Với YY, ý tưởng ứng dụng hẹn hò cực kỳ thành công. Dịch vụ hẹn hò ra mắt năm ngoái đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Nó cũng giúp YY thu được rất nhiều lợi nhuận. YY không quảng cáo, hãng kiếm tiền từ việc bán quà tặng cho người dùng tặng lẫn nhau hoặc cho những người dùng truyền hình trực tiếp qua Internet. YY nhận 60% số tiền mà người dùng bỏ ra mua trên mỗi món quà và người nhận quà hưởng số còn lại. Những người dùng được ưa thích trên YY có thể kiếm được rất nhiều tiền. Các món quà phổ biến trên YY gồm nhẫn (giá 1,55 USD), nụ hôn (0,16 USD), bức thư tỏ tình (0,05 USD).
Một số món quà có giá rất đắt ví dụ như bạn có thể bỏ ra 1.000 USD để mua tặng bạn bè một chiếc Lamborghini ảo. Trong chín tháng đầu tiên, dịch vụ hẹn hò đã mang về cho YY 16 triệu USD, doanh thu ngày càng tăng cao sau mỗi tháng. Năm ngoái, doanh thu của YY đạt 580 triệu USD và sau ba năm niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, mức vốn hóa thị trường của YY đạt mốc 3 tỷ USD. Thị trường đang xoay chuyển với sự xuất hiện của Silicon Valley mới ở phía Đông.
Nhân viên YY xếp hàng nhận đồ ăn trong giờ nghỉ trưa
Các công ty công nghệ đời đầu tại Trung Quốc những năm 90 đã tạo ra nền tảng Web 1.0 với công cụ tìm kiếm, email, blog cổng tin tức và thị trường thương mại trực tuyến Alibaba thành công rực rỡ. Thời điểm đó, Trung Quốc rất cần những bản sao địa phương của các công ty Mỹ vì các doanh nghiệp Mỹ thường khó hoạt động tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc chặn nhiều trang web nước ngoài bằng cách sử dụng hệ thống tường lửa phức tạp Great Firewall. Do vậy doanh nghiệp Trung Quốc có rất nhiều ưu thế, họ hiểu cặn kẽ nhu cầu của cư dân mạng vào đầu những năm 2000 khi khả năng truy cập Internet còn hạn chế.
Mười năm trước, eBay đã cố gắng thống trị thị trường thương mại điện tử Trung Quốc nhưng không thành công, một phần vì nhiều doanh nghiệp nhỏ - những công ty có thể bán sản phẩm cho người dùng trên thế giới qua eBay - chưa trang bị máy tính hoặc chưa có kết nối với Internet. Tuy nhiên, sáng lập Alibaba, Jack Ma, hiểu điều này do vậy ông đã tập hợp những doanh nghiệp nhỏ tại địa phương lại giảng dạy họ phương thức thương mại điện tử. Ông cũng phát triển một phương thức thanh toán thân thiện có tên Alipay thay cho hệ thống thanh toán PayPal khá phức tạp với người Trung Quốc. Cưỡi trên những đợt sóng đầu tiên, những công ty như Baidu và Alibaba đã trở thành những "con rồng lớn" của thị trường công nghệ Trung Quốc, tạo ra những triệu phú tương tự những gì Microsoft làm được trong những năm 90.
Sự thành công của những công ty bắt chước Mỹ mở đường cho những "con rồng nhỏ" tạo ra nền tảng Web 2.0 tập trung vào sáng tạo, đổi mới cuối những năm 2000. Những "con rồng lớn" đóng vai trò tấm gương và nhiều hơn nữa, họ tạo ra cơ sở hạ tầng quan trọng cho ngành công nghệ phát triển bùng nổ, bao gồm các dịch vụ điện toán mây cho phép bất cứ chàng trai 20 nào mở công ty ngay trong đêm và cho phép khách hàng của họ thanh toán ngay ngày hôm sau.
Văn phòng YY tại Thâm Quyến
Một trong những "con rồng nhỏ" thành công nhất là Meituan, công ty này đã trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử bằng cách cho phép các thương gia nhỏ trên toàn quốc chuyển những chương trình khuyến mại tới khách hàng trong khu vực trên web và trên ứng dụng di động của Meituan.
Trụ sở của Meituan ở Bắc Kinh trông như một khu rừng nhiệt đới với cây xanh trên các bàn làm việc, không khí ẩm được thổi ra từ điều hòa. Văn phòng gần như im lặng nhưng có một dòng tiền dồi dào luân chuyển khắp mọi ngóc ngách. Phía trước mặt hàng chục lập trình viên là một màn hình LCD to bằng chiếc bàn hiển thị con số "8309", đây là số lượng chương trình giảm giá, khuyến mại mà Meituan chuyển tới người tiêu dùng từ khi khởi nghiệp tới nay. Doanh thu của công ty tăng vọt trong năm năm hoạt động, vào năm 2014, nó xử lý số chương trình khuyết mại trị giá hơn 7 tỷ USD cho 900.000 đối tác. Hãng hy vọng đạt mốc 18,5 tỷ USD vào cuối năm 2015.
CEO Meituan Wang Xing, một người mảnh mai và có giọng nói nhẹ nhàng, là một người đã theo dõi quá trình chuyển đổi sang sáng tạo của các hãng khởi nghiệp Trung Quốc. Anh cũng tạo ra phiên bản nhái của Facebook và Twitter cho tới năm 2008 anh nhìn thấy sự lớn mạnh của Groupon. "Đúng là chúng tôi bị ảnh hưởng bởi Groupon", anh thừa nhận. Nhưng sau đó anh nhận ra sai sót trong mô hình kinh doanh hàng giảm giá. Groupon hưởng tới 50% doanh thu từ mỗi hợp đồng khiến các thương gia rất ngán ngẩm. Họ mất nhiều tiền hơn là được khi đăng tải các chương trình giảm giá lên Groupon. Wang, ngược lại, muốn Meituan trở thành địa điểm tin cậy, dễ dàng nhất cho các thương gia nhỏ tìm kiếm khách hàng và giữ liên kết họ. Meituan chỉ hưởng 5% lợi nhuận nên các thương gia gần như luôn luôn có lợi nhuận.
Anh cũng phát triển những công nghệ thương mại điện tử độc quyền của hãng. Wang rút điện thoại ra và chỉ cho tôi một ví dụ. Gần đây, đội lập trình của công ty đã cho ra mắt một ứng dụng liên kết với các rạp chiếu phim trên toàn quốc cho phép khách hàng đặt chỗ. Ban đầu cũng có những rắc rối nhưng sau đó, khách hàng không chỉ mua vé mà còn có thể đặt chỗ qua ứng dụng của Maituan. "Khi bạn tới rạp chiếu phim, bạn không cần phải xếp hàng mua vé nữa, bạn chỉ cần tiến tới máy bán hàng tự động và quét mã để lấy vé", anh nói. Đây là một phương thức mua vé xem phim đơn giản và thú vị, hiện 1/3 số vé xem phim tại Trung Quốc được mua qua ứng dụng của Meituan. Năm ngoái, doanh thu từ ứng dụng này chiếm 10% tổng doanh thu của hãng.
Nhân viên YY đang chăm chú làm việc
Đây là một động thái khéo léo bởi những ứng dụng tiện lợi là thứ mà tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc luôn khao khát. Sở hữu những chiếc smarpthone cáu cạnh và những bộ đồ từ những hãng thời trang cao cấp ở châu Á, họ dùng smartphone cho mọi việc như gọi taxi, sử dụng Alipay để thanh toán tiền taxi, mở WeChat để tán gẫu hoặc chia sẻ vị trí với bạn bè hay đăng ảnh tự sướng trên Meitu - một dịch vụ chia sẻ hình ảnh tương tự Instagram.
Nền kinh tế dịch vụ chiếm 44% tổng tất cả chi tiêu trong tầng lớp trung lưu Trung Quốc trong năm 2013, công ty McKinsey dự kiến con số này sẽ tăng lên 50% vào năm 2022 bởi giới trẻ thành thị ngày càng sử dụng smartphone cho nhiều dịch vụ từ mát-xa tới gọi đồ ăn, tạo mẫu tóc và đặt chỗ tại tiệm sơn móng. Ngay cả cuộc khủng hoảng thị trường trong năm 2015 cũng không làm giảm mức chi tiêu của giới trung lưu. Theo các nhà phân tích của ngân hàng Bank of America-Merill Lynch, trong Golden Week, tuần lễ du lịch Trung Quốc diễn ra vào tháng 10, doanh thu của các phòng bán vé xem phim đã tăng 70% so với năm trước và các chuyến đi nước ngoài tăng 36,6%.
Mặc dù thương mại điện tử tại Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ nhưng rất nhiều dịch vụ vẫn chưa tham gia. Ví dụ, 80% các phòng khách sạn tại Trung Quốc vẫn được đặt theo cách truyền thống. Mọi người không chỉ mong chờ thương mại điện tử vì nó tiện dụng, họ còn thấy rằng thương mại điện tử minh bạch hơn và ít tham nhũng hơn.
Tham nhũng chỉ là một trong nhiều thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo và các nhà đầu tư còn phải đấu tranh với sự không minh bạch trong ngành ngân hàng, ô nhiễm trầm trọng, đàn áp chính trị khốc liệt và khát vọng tìm kiếm việc làm của người dân nông thôn tại các thành phố lớn. Chưa rõ Trung Quốc có đủ sức khắc phục những lộn xộn trên hay không.
Test sản phẩm là phần mà các hãng như Zepp Labs phải làm rất kỹ càng
Cơn sốt công nghệ tại Trung Quốc tạo ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bất cứ khi nào một thể loại kinh doanh mới được mở ra ngay lập tức có hàng chục thậm chí hàng trăm doanh nhân học theo. Sự cạnh tranh ở Mỹ chẳng ăn thua gì so với tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Ví dụ, ở Mỹ chỉ có hai công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe là Uber và Lyft. Nhưng Lee ước tính rằng khi mới thành lập công ty, Meituan phải chiến đấu với khoảng 3.000 đối thủ rải rác trên khắp đất nước. Chỉ những chiến binh thiện chiến mới có thể tồn tại trong cuộc chiến này. Wang, sau khi thành công với Meituan, tiếp tục đầu tư vào các hãng khác với hy vọng tạo thêm nhiều "con rồng nhỏ". Một trong những công ty anh đầu tư vào có tên eDaijia. Công ty này phát triển một ứng dụng giúp người dùng tìm kiếm một người giúp họ lái xe về khi họ bị say rượu hoặc trong tình trạng không thể lái xe. "Ứng dụng này hoàn toàn chiếm ưu thế tại Trung Quốc và năm ngoái họ đã mở rộng thị trường sang Seoul", Wang nói. "Họ nói với tôi rằng Seoul là thành phố hay say xỉn nhất thế giới".
Ngành công nghiệp phần cứng của Trung Quốc thậm chí còn phát triển ấn tượng hơn, vượt qua cả Mỹ. Nhờ 30 đóng vai trò công xưởng của cả thế giới nên các thành phố ven biển Trung Quốc như Thâm Quyến và Quảng Châu hiện tại được lấp đầy bởi các nhà máy linh kiện điện tử, từ xưởng nhỏ ba người tới khu phức hợp lắp ráp iPhone 30.000 nhân công của Foxconn. Dường như cách lắp ráp, sản xuất các thiết bị đã ăn sâu vào máu của mọi người dân Trung Quốc nên chẳng lý do gì mà các doanh nhân Trung Quốc không tận dụng.
Sống ngay bên cạnh các nhà máy và thường xuyên dạo quanh thị trường linh kiện điện tử khiến họ luôn là người đàu tiên nhận ra xu hướng mới trong thị trường phần cứng. Ví dụ như khi một cảm biến mới xuất hiện cho phép bạn thu thập một loại dữ liệu mới hoặc khi chi phí của một linh kiện đột ngột giảm xuống mức cực rẻ.
"Mọi chuyện ở Trung Quốc có vẻ dễ dàng hơn ở các quốc gia khác", Robin Han nói. "Bởi vì chúng tôi có Thâm Quyến". Han, 32 tuổi, đồng sáng lập của Zepp Labs, một hãng khởi nghiệp phát triển phần cứng theo dõi hoạt động thể thao tại Bắc Kinh. Hãng phát triển một cảm biến hình vuông có thể theo dõi cú đánh của bạn khi bạn chơi golf, bóng chày hoặc quần vợt sau đó so sánh cú đánh của bạn với cú đánh chuẩn trên một ứng dụng iPhone. Han bắt đầu kinh doanh năm năm trước khi vẫn đang làm nghiên cứu sinh tại văn phòng nghiên cứu của Microsoft ở Bắc Kinh. Cuộc sống có vẻ ổn định khi bạn làm việc cho một công ty lớn tuy nhiên bạn có thể phải làm việc cực nhọc cho một dự án mà không bao giờ trở thành hiện thực. Thành công thường nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, Han nói với tôi trong văn phòng sáng rực của Zepp, phía sau anh hai chục lập trình viên và nhà thiết kế đang cặm cụi gõ bàn phím.
Han nhận ra con quay hồi chuyển được sử dụng trong hầu hết smartphone của HTC và HP cũng như điều khiển Wii của Nintendo nên có thể nó sẽ giảm giá khi các hãng công nghệ tiếp tục đưa nó vào các sản phẩm của họ. Han nhận ra tiềm năng kinh doanh trên con quay hồi chuyển nên anh và một người bạn có tên Peter Ye (hiện là giám đốc R&D của Zepp) đã thành lập Zepp Labs. Nhờ thiết bị và ứng dụng của Zepp Labs, người dùng có thể so sánh chuyển động của họ với các chuyên gia và huấn luyện viên và từ đó có thể cải thiện. Han và Ye bắt đầu với golf. Họ phát hiện ra rằng các tay golf không chuyên sẵn sàng bỏ tiền mua một thiết bị có thể giúp họ cải thiện khả năng đánh golf.
Mo Wengang, lập trình viên đề xuất ý tưởng sử dụng ứng dụng truyền hình trực tiếp YY cho việc hẹn hò
Han đưa tôi tới tầng hầm, nơi mà Han đã cho xây dựng một khu chơi golf thu nhỏ. "Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian ở đây để hoàn thiện cảm biến và cải thiện cách đánh của chúng tôi", Han nói. Nguyên mẫu sản phẩm của Zepp được thiết kế tốt và thu hút sự chú ý của một đại diện Apple đang công tác tại Trung Quốc nhằm tìm kiếm những sản phẩm có thể bài bán tại Apple Store. Để đạt mức thẩm mỹ phù hợp với tiêu chuẩn của Apple, Zepp đã phải tinh chỉnh thiết kế qua 14 nguyên mẫu. Tuy nhiên nỗ lực của Zepp đã được đền đáp. Kể từ khi cảm biến của Zepp được phép bày bán trong Apple Store trên toàn cầu vào năm 2012 tới nay, hơn 300.000 thiết bị đã được kích hoạt.
Han và Ye thậm chí còn có thể đưa Zepp Labs bay cao hơn nữa với 1,5 triệu USD từ nhà đầu tư Xiao Wang. Họ đang liên hệ với các đối tác để tìm kiếm một nhà máy tốt giúp họ chế tạo nguyên mẫu và sản xuất đại trà thiết bị của họ. Rất khó tìm ra một nhà máy sẵn sàng sản xuất những sản phẩm mới ở mức tiềm năng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mọi thứ có vẻ dễ dàng hơn. Gã khổng lồ sản xuất PCH đã triển khai chương trình Highway 1, nó chọn những hãng phát minh phần cứng trên khắp thế giới và tìm một nhà máy đẳng cấp sẵn sàng chấp nhận rủi ro, sản xuất sản phẩm cho một hãng khởi nghiệp vô danh.
Han và Ye hoàn toàn có thể đưa Zepp bay cao hơn nữa với khoản đầu tư 1,5 triệu USD từ nhà đầu tư Xiao Wang. Hiện họ đang liên hệ với các đối tác để tim kiếm một nhà máy tốt nhằm chế tạo các nguyên mẫu và sản xuất đại trà thiết bị của họ. Các hãng sản xuất nổi tiếng như Foxconn ít khi chấp nhận sản xuất những sản phẩm tiềm năng. Nhưng trong thời gian gần đây vấn đề này trở nên dễ dàng hơn. Gã khổng lồ sản xuất PHC đã tung ra chương trình Highway 1, chọn một số ý tưởng hay trên khắp thế giới và tìm các nhà máy cao cấp sẵn sàng bất chấp rủi ro, sản xuất sản phẩm cho những hãng khởi nghiệp không tên tuổi.
Ngoài ra, phong trào chia sẻ công việc cũng phát triển tại Trung Quốc. Công ty đầu tiên tham gia thị trường này là XinCheJian tại Thượng Hải. Nó được thành lập bởi doanh nhân Internet Trung Quốc David Li khi ông nhận ra các công cụ tạo mẫu giá rẻ giúp các nhà sáng chế tạo ra các nguyên mẫu bàn bếp một cách dễ dàng. Hiện tại, các nhà sáng chế tại Trung Quốc và thế giới đổ xô vào XinCheJian, cùng nhau đưa ra ý tưởng và cùng nhau tham dự những chuyến thăm các nhà máy do Li tổ chức nhằm hiểu các hoạt động của hệ sinh thái phần cứng Trung Quốc.
David Li, sáng lập XinCheJian
Giống như phòng tập gym, hội viên trả phí hàng tháng để gia nhập XinCheJiang và có quyền truy cập những công cụ chung và quan trọng hơn họ nhận được sự tư vấn cũng như kết nối với các nhà sáng chế khác. "Tôi luôn khuyến khích mọi người phát triển nhanh các nguyên mẫu, cố gắng tìm đối tác sản xuất và đưa dự án lên Kickstarter để có thể hoàn thành nó", Li nói. Dự án mới nhất thành công trên XinCheJian là tai nghe Wearhaus. Tai nghe này giúp bạn có thể nghe nhạc cùng với bạn bè một cách riêng biệt. Nhờ nó người dùng có thể giải trí, nghe nhạc hoặc làm việc với nhau mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Giờ chúng ta tới thăm văn phòng của Xiaomi tại vùng ngoại ô Trung Quốc. Xiaomi dẫn đầu làn sóng đổi mới của các công ty công nghệ Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2010, Xiaomi trở nên nổi tiếng vì sản xuất smartphone giống với iPhone với thiết kế tốt, tốc độ xử lý nhanh, màn hình lớn và hệ điều hành đẹp nhưng giá bằng một nửa so với iPhone. Nó còn nổi tiếng nhờ mô hình bán hàng trực tuyến và sự phát triển đột phá. Năm ngoái, Xiaomi bán được 61 triệu smartphone và có thời điểm trong năm 2015 hãng dẫn đầu tốp những hãng sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc. Các nhà đầu tư ước tính giá trị của Xiaomi rơi vào khoảng 45 tỷ USD.
Sau thất bại, cũng có thể là vận may 10 năm trước, Lei Jun đã thành lập Xiaomi. Lei khởi nghiệp bằng cách tạo ra một cửa hàng bán sách trực tuyến có tên Joyo nhưng sau đó anh đã bán lại nó cho Amazon. Anh dùng tiền thu được đầu tư vào những hãng công nghệ sáng tạo như YY và gây dựng mối quan hệ với các nhà thiết kế và kỹ sư trẻ tài năng. Đến năm 2010, anh nhìn thấy cơ hội mới và một mô hình kinh doanh mới cho thị trường bán smartphone. Lei thành lâp Xiaomi và thuê một đội ngũ nhân viên tài năng và nhanh chóng thiết kế một hệ điều hành tuyệt đẹp cho smartphone sau đó đưa nó lên Internet vào tháng 8/2010.
Dân công nghệ Trung Quốc thích hệ điều hành này nhưng do quá rắc rối nên rất ít người tải nó về smartphone của họ. Xiaomi phải sản xuất, bán smartphone để đưa hệ điều hành di động của nó tới tay hàng triệu người dùng. Foxconn đã trở thành nhà sản xuất chính của Xiaomi. Nó cũng tạo ra một hệ thống bán hàng cực kỳ hiệu quả. Ban đầu những mẫu smartphone mới chỉ được bán với số lượng hạn chế, khoảng 50.000 chiếc trong mỗi đợt bán trên trang web của hãng. Số lượng hạn chế khiến khao khát sở hữu của người tiêu dùng tăng lên. Những người may mắn mua được điện thoại Xiaomi trước sẽ có cơ hội khoe khoang với bạn bè. Sau đó, Xiaomi sẽ bán nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Robin Han, đồng sáng lập Zepp Labs
Văn phòng của Xiaomi được chiếu sáng đầy đủ và được trang trí bằng những bức tranh rất lớn. Một chú chó hoang được nhân viên Xiaomi nhặt trên phố đang ngủ trong lồng ở cửa trước. Ở tầng trên, các nhân viên tư vấn khách hàng ngồi kín căn phòng màu trắng. Họ liên tục nghe điện thoại để giải quyết các vấn đề cho người dùng toàn cầu. Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Xiaomi nhưng năm 2013, hãng đã thuê Hugo Barra, cựu giám đốc sản phẩm Android của Google, để giám sát quá trình mở rộng toàn cầu. "Đây nhà những chiếc điện thoại cho các thế hệ sau, những thế hệ không biết máy tính là gì", Barra nói. "Họ sẽ khám phá Internet bằng chiếc điện thoại của họ". Ông còn chia sẻ Xiaomi sẽ tiếp tục tung ra những nâng cấp phần mềm mới. "Chúng tôi sản xuất smartphone nhưng chúng tôi làm điều đó hướng theo phần mềm. Chúng tôi cập nhật phần mềm mới hàng tuần". Những cập nhật của Xiaomi dựa trên những phản hồi của người dùng. Một bài thông báo của Xiaomi trên diễn đàn của công ty có thể thu hút được 100.000 thảo luận.
Nhờ việc trao đổi trực tiếp với khách hàng, Xiaomi có thể hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng từ đó tập trung đáp ứng họ. Xiaomi bán điện thoại rất rẻ và gần như không thu lợi nhuận từ mảng kinh doanh này. Hãng thu lời từ việc bán các phụ kiện như tai nghe, vòng đeo tay thông minh cũng như giao dịch mua hàng trong các ứng dụng. Xiaomi hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa từ những giao dịch thương mại điện tử của người dùng như mua vé máy bay, quần áo và thậm chí là đồ ăn.
Tuy nhiên, để thấy tầm nhìn của Xiaomi chúng ta phải xuống cầu thang để tới một căn phòng trưng bày bóng loáng, thanh lịch. Trong căn phòng chứa đầy những thiết bị Internet of Things mà công ty đã đưa ra thị trường, tất cả đều có thể điều khiển từ xa thông qua hệ điều hành di động. Bóng đèn thông minh, webcam kết nối, phòng tắm thông minh, TV, ổ điện và máy lọc không khí - một thiết bị rất quan trọng với người Trung Quốc trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi bạn mua một sản phẩm, chẳng bao lâu sau bạn sẽ muốn mua thêm một sản phẩm khác bởi chúng làm việc rất tốt với nhau, Barra khoe. "Cuộc chơi ở Trung Quốc là xây dựng một khu vườn với tường bao quanh và giữ khách hàng ở lại trong khu vườn của bạn".
Xiaomi không tự mình thiết kế và sản xuất những thiết bị này. Các giám đốc của công ty săn tìm những hãng công nghệ khởi nghiệp sáng tạo trên khắp Trung Quốc sau đó đầu tư vào họ và yêu cầu họ sản xuất sản phẩm với chất lượng và thiết kế theo tiêu chuẩn của Apple. Xiaomi khiến Nest, bộ phận phát triển thiết bị Internet of Thing, trở thành lạc hậu.
Thế hệ sáng tạo của Trung Quốc chứng tỏ mình đã sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. "Apple và Samsung đang lo sợ", Bunnie Huang, một hacker phần cứng nổi tiếng cho biết. Thực tế, thị phần smartphone toàn cầu của Samsung giảm 21,4% trong quý 2/2015 so với con số 32,2% cùng kỳ năm 2012. Trên thị trường phần cứng, các hãng công nghệ sáng tạo Trung Quốc có ưu thế nhờ gần gũi với những thị trường lớn và phát triển nhanh nhất thế giới. Đợt mở rộng thị trường lớn nhất của Xiaomi không phải sang Mỹ mà là sang Ấn Độ, một thị trường nghèo hơn Mỹ rất nhiều. Quý 3/2015, Xiaomi bán được 1 triệu smartphone tại Ấn Độ. Xiaomi biết rằng tổng dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 dân số toàn cầu. Trong khi đó, thị trường Mỹ nơi mà hầu hết người dân đều đã sở hữu smartphone không phải một thị trường tiềm năng.
Văn phòng của Zepp Labs
Trong khi các hãng Trung Quốc như Xiaomi đang thách thức các hãng công nghệ lớn của thế giới, dòng chảy cơ hội xuôi theo cả hai chiều. Các doanh nhân phương Tây phát hiện ra rằng kinh doanh tại Trung Quốc cực kỳ dễ dàng. Hiện tại, họ tạo ra những công ty phần mềm và phần cứng tại các thành phố ven biển để tìm kiếm người cộng tác hoặc nhà máy tại địa phương. Một phụ nữ Pháp đã tới Thượng Hải vào năm ngoái và hợp tác cùng với các lập trình viên Trung Quốc tạo ra một thị trường bán rượu vang Pháp trực tuyến nhắm vào các nhà hàng sang trọng nơi tầng lớp thành thị ăn trưa. Các nhà sáng chế trẻ của Mỹ đã tạo ra H@xlr8r tại Thâm Quyến để chế tạo các nguyên mẫu như camera và robot. Trung Quốc đang trở thành một thánh địa, một điểm đến cho những người có ý tưởng độc đáo tương tự những gì Silicon Valley đã làm trước đây.
Chúng tôi dành ngày cuối cùng trong chuyến công tác để gặp David Li, sáng lập XinCheJian. Li đang họp với một nhóm khởi nghiệp mà anh làm cố vấn. Họ đang bàn về nguyên mẫu mới nhất mà họ vừa nhận được qua đường chuyển phát nhanh từ nhà máygần đó. Nó là một thiết bị nhỏ hiển thị thông báo từ máy tính hoặc smartphone tương tự Apple Watch nhưng được đặt trên bàn chứ phải đeo trên cổ tay.
Li cầm thiết bị này trên tay và vuốt ve sườn màu trắng của nó. "Đây là loại nhựa được sử dụng cho iPhone 5c", Li nói. Những cơ hội kiểu này không có tại Mỹ, đó chính là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời