Trung Quốc đang phát triển loại máy bay nhanh gấp 5 lần âm thanh, từ Bắc Kinh đến New York chỉ mất 2 tiếng
Nếu phát triển thành công, hành khách có thể hoàn thành chuyến bay dài 10.982 km từ Bắc Kinh đến New York chỉ trong 2 giờ đồng hồ.
Nhóm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm Khí động học tại Học viện Khoa học Bắc Kinh đã hé lộ mẫu thiết kế cho một loại máy bay siêu thanh (hypersonic), tốc độ gấp 5 lần âm thanh. Có khả năng rút ngắn đường bay 14 giờ giữa Bắc Kinh và New York xuống chỉ còn 2 giờ.
Theo South China Morning Post, phương tiện hàng không đầy tính tương lai này được gọi là "I-plane". Về cơ bản là phi cơ hai lớp cánh (biplane) xếp chồng lên nhau.
"I-plane"
Biplane đã trở nên lỗi thời từ những năm 1930s từ khi máy bay phản lực xuất hiện. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng thiết kế cánh kép mới thực sự giúp tăng công suất nâng ở tốc độ cao, giảm nhiễu động.
Do thiết kế đặc biệt, I-plane có thể nâng trọng tải lên đáng kể so với các phương tiện siêu thanh khác đang được phát triển. Tuy nhiên, theo báo cáo của SCMP, nó chỉ có thể mang theo 1/4 khối lượng hàng hóa so với máy bay dân dụng thông thường.
Cụ thể, nếu có kích thước tương đương chiếc Boeing 737, I-plane chỉ có thể mang theo 5 tấn hàng hoặc 50 hành khách.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã thử nghiệm thành công phiên bản thu nhỏ của I-plane, khẳng định nó có thể đạt tốc độ gấp 7 lần âm thanh, khoảng 8600 km/h.
Dù điều này có vẻ rất ấn tượng, nó vẫn "hơi chậm" so với ý tưởng sử dụng tên lửa để đưa hành khách vào quỹ đạo của Elon Musk, từ Bắc Kinh đến New York chỉ mất khoảng 39 phút như video dưới đây:
SpaceX - BFR | Earth to Earth
Tham khảo Science China Press
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"