Ngày 1/1/2023, Trung Quốc sẽ ra mắt thị trường mã báo không thể thay thế (NFT) quốc gia đầu tiên, khi nước này tiếp tục nắm bắt công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Với tên gọi chính thức là “Nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Trung Quốc”, “chợ” NFT này sẽ ra mắt tại Bắc Kinh vào ngày 1/1/2023. Nó sẽ đóng vai trò là thị trường thứ cấp cho phép người dùng giao dịch bản quyền kỹ thuật số, quyền sở hữu và đồ sưu tầm trên không gian ảo.
Theo báo cáo, nó sẽ được điều hành bởi Sàn giao dịch Công nghệ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, với sự hợp tác của Triển lãm Nghệ thuật Trung Quốc và công ty tư nhân Huban Digital.
Theo các báo cáo, blockchain cơ bản của nền tảng NFT này được gọi là “Chuỗi bảo vệ văn hóa Trung Quốc”.
Thông thường, một blockchain là một nền tảng phi tập trung cho các giao dịch và thông tin trên thị trường mở. Tuy nhiên, các chuỗi công khai là bất hợp pháp ở Trung Quốc vì nhà nước yêu cầu tất cả các hệ thống internet xác minh danh tính người dùng và cho phép cơ quan quản lý can thiệp trong trường hợp xảy ra hoạt động bất hợp pháp.
Mặc dù luôn bày tỏ quan điểm thận trọng về tiền điện tử, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên nắm lấy ngành công nghiệp NFT. Năm 2021, Bắc Kinh đã cấm toàn bộ giao dịch tiền điện tử, đồng thời kêu gọi người dân không tham gia. Do đó, NFT đã trở nên cực kỳ phổ biến ở nước này.
Tháng 11 vừa qua, Tòa án Internet Hàng Châu của Trung Quốc đã ra phán quyết rằng NFT là tài sản ảo được pháp luật bảo vệ vì chúng mang những đặc điểm của quyền sở hữu như giá trị, sự khan hiếm, khả năng kiểm soát và khả năng giao dịch.
Theo RT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI