Ngang ngửa Intel, Trung Quốc đầu tư hơn 160 tỷ USD cho các hãng sản xuất chip nội địa trong vòng một thập kỷ.
Trung Quốc tiêu thụ hơn một nửa tổng sản lượng chất bán dẫn được bán ra trên toàn cầu mỗi năm, và tỉ lệ này vẫn còn tiếp tục tăng. Tuy nhiên chưa có một nhà sản xuất chip nào của Trung Quốc lọt vào top 10 của thế giới, nơi chỉ có các công ty của Mỹ chiếm giữ. Số chip được sản xuất ra tại Trung Quốc không đáp ứng nổi 1 phần 10 nhu cầu nội địa. Theo báo cáo của Sanford C.Bernstein thậm chí số tiền Trung Quốc chi để nhập khẩu chip còn nhiều hơn so với dầu mỏ.
Trung Quốc muốn tự sản xuất chip cho riêng mình - Ảnh minh họa
Một kế hoạch lớn
Trong khi chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đang dính vào các cáo buộc liên quan đến gián điệp mạng, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ hoạt động sản xuất chip trong nước nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài. Chính phủ nước này nói với các công ty nội địa và báo chí rằng họ đang có kế hoạch đầu tư khoảng hơn 160 tỷ USD trong vòng 10 năm cho ngành công nghệ sản xuất chip. Số tiền này tương đương với số tiền Intel dành cho các cơ sở nghiên cứu phát triển của họ mỗi thập kỷ.
Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các nhà sản xuất chip đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Họ sẽ phải chọn lựa một trong hai con đường hoặc giúp các nhà sản xuất chip nội địa của Trung Quốc, hoặc họ sẽ có nguy cơ bị tống cổ khỏi thị trường màu mỡ này. Rick Clemmer, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất chip NXP đến từ Hà Lan nói rằng “Trong vài năm tới, tình hình sẽ không còn như hiện nay nữa, chúng tôi không thể chỉ chở chất bán dẫn vào đất nước này.” Công ty của Clemmer hiện nay có tới 49% doanh thu từ thị trường Trung Quốc. Ông khẳng định lại một lần nữa “Chúng tôi sẽ phải tham gia vào các liên doanh với Trung Quốc.”
Trở lại thập niên 80 của thế kỷ trước, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã có một chiến lược tương tự đối với ngành công nghiệp bán dẫn của họ. Để ngày nay chúng ta có thể thấy sự lớn mạnh của Samsung và TSMT. Tuy nhiên, không một công ty nào kể trên đạt được doanh thu ở thị trường nội địa vượt ngưỡng 12%. Điều này nhấn mạnh về sự quan trọng của thị trường Trung Quốc. Không một nhà sản xuất chip nào đủ khả năng để có thể từ bỏ thị trường rộng lớn này.
Những liên doanh bất đắc dĩ
Ngành công nghiệp sản xuất chip với thị trường hơn 300 tỷ USD không thiếu những ông lớn và thị trường của họ trải khắp toàn cầu. Nhưng đến cả Qualcomm, hãng sản xuất chip dành cho thiết bị di động lớn nhất thế giới cũng phải nhún nhường với Trung Quốc để có thể tiếp tục ở lại thị trường này. Ngay đầu tháng 2, Qualcomm dính phải vụ lùm xùm với một cuộc điều tra chống độc quyền của Trung Quốc.
Họ phải đóng 975 triệu USD tiền phạt, đồng thời giảm chi phí cung cấp chip cho các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc. Không chỉ có vậy, Qualcomm còn công bố một quỹ đầu tư của Trung Quốc trị giá 150 triệu USD. Quỹ này dùng để thiết lập một nhà sản xuất chip liên doanh với các công ty Trung Quốc. Họ sẽ xây dựng nhà máy liên doanh như vậy tại Quý Châu. Một số khâu sản xuất cũng được Qualcomm đặt hàng từ SMIC, Thượng Hải.
Không chỉ có Qualcomm, Intel với doanh thu 56 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc mỗi năm cũng cam kết đầu tư 3 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip di động của Trung Quốc nhằm cải tiến và nâng cấp quy trình sản xuất. NXP thì cũng chọn giải pháp liên doanh với Datang Telecom Technology để tránh các rào cản từ nhà quản lý Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc đang lợi dụng các nhà sản xuất chip nước ngoài để xây dựng và vận hành các nhà máy cho kế hoạch của mình. Họ không dại gì đầu tư tới 5 tỷ USD cho một nhà máy sản xuất chip tân tiến để rồi chỉ 5 năm sau sẽ lỗi thời. Bằng cách liên doanh với các nhà sản xuất nước ngoài, Trung Quốc sẽ có thời gian để học hỏi thêm những công nghệ của họ. Thực sự cho tới nay các nhà sản xuất chip của Trung Quốc vẫn cần rất nhiều sự giúp đỡ còn về phía các nhà sản xuất nước ngoài thì họ cần thị trường.
Tóm lại, chúng ta có thể hình dung ra bức tranh về nền công nghiệp sản xuất chip tại Trung Quốc hiện nay. Những nhà sản xuất chip nước ngoài cần Trung Quốc và Trung Quốc cũng cần họ. Các liên doanh được hình thành. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu 10 năm nữa Trung Quốc có được thứ họ muốn. Ngành công nghiệp bán dẫn của các quốc gia khác sẽ đứng trước một mối đe dọa thực sự lớn.
Theo Bloomberg
Apple chọn màu iPhone theo sở thích của khách hàng Trung Quốc
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cái cảm giác được ở nhà ngày bão lại yên bình đến lạ?
Giống như một bào thai nằm yên ổn bên trong bụng mẹ, người lớn cũng sẽ cảm thấy ấm cúng, khi được nghỉ ngơi ở nhà ngày mưa bão.
Ra mắt smartphone mỏng chỉ 7.69mm mà pin tận 6.500mAh, mức giá lại vô cùng hợp lý