Tại Trung Quốc đã có hơn 250 người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã lan truyền những tin đồn liên quan đến coronavirus.
Trên các mạng xã hội của Trung Quốc có rất nhiều bài viết cảnh báo và các cách bảo vệ bản thân trước coronavirus, ngoài những nguồn tin chính thống thì còn tồn tại không ít thông tin không đúng sự thật.
Với số người tử vong vì coronavirus có nguồn gốc từ Vũ Hán leo lên hơn 350 người và tỷ lệ lây nhiễm vượt qua cả dịch Sars, tin đồn về đại dịch này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội như những thông tin về đóng cửa sân bay, phun thuốc khử trùng bằng máy bay hay người bệnh chạy trốn khỏi bệnh viện...Và tất nhiên, có càng nhiều tin đồn được lan truyền ở Trung Quốc thì sẽ lại càng có nhiều người bị bắt.
Cho tới nay đã có hơn 250 người ở Trung Quốc đã bị trừng phạt bởi cơ quan chức năng do phát tán tin đồn sai sự thật về coronavirus lên mạng xã hội, theo thông tin từ tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc CHRD dựa trên báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Khi cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng diễn ra, chính phủ Trung Quốc dường như đã trở nên mạnh tay hơn trong việc kiểm soát thông tin về căn bệnh này, bao gồm cả những nỗ lực dập tắt tin đồn và thông tin sai lệch.
Đến cuối tháng 1, coronavirus đã giết chết hơn 200 người.
Tại Trung Quốc, việc tung tin đồn sai sự thật có thể khiến bạn bị giam giữ từ năm ngày đến bảy năm tù vì tội vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Tại các quốc gia khác như Đức, Pháp và Nga hiên nay đều đã thông qua luật chống lại tin tức giả trên phương tiện truyền thông xã hội trong khi đó, vào tuần này, ứng cử viên tổng thống Mỹ Elizabeth Warren đã đề xuất hình phạt hình sự vì truyền bá tin giả trong cuộc bầu cử.
Thông tin sai lệch, tin đồn, tin tức giả và thuyết âm mưu đã trở thành một vấn đề lớn cho các trang truyền thông xã hội trong những năm gần đây. Nhưng thông tin sai lệch có thể nguy hiểm hơn trong trường hợp khẩn cấp về vấn đề sức khỏe. Trong vụ dịch Ebola năm 2014, các trang tin tức giả mạo chia sẻ những câu chuyện về các trường hợp nhiễm bệnh ở Mỹ đã nhận được hàng nghìn lượt thích trên Facebook.
Giáo sư Alton Chua từ Đại học Nanyang của Singapore, người đã nghiên cứu tính tiêu cực của tin đồn trực tuyến cho biết, chính phủ Trung Quốc nhìn thấy những tác động hủy diệt của tin đồn trực tuyến và phản ứng bằng các biện pháp hà khắc để đạt được hai mục đích: Kiềm chế sự lan truyền của tin đồn và ngăn chặn tin đồn trong tương lai.
Thường thì những thông tin sai sự thật, tin đồn hay thuyết âm mưu thường lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng mặt, ngay cả khi những người chia sẻ chúng cũng không hoàn toàn tin tưởng nhưng thông tin đó. Một ví dụ gần đây là một người đàn ông từ Thẩm Dương đã chia sẻ trên WeChat rằng quê hương của anh ta có 90.000 người bị nhiễm coronavirus và ngày sau đó, người đàn ông này đã bị giam giữ trong 10 ngày, theo báo cáo của Tân Hoa Xã.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4