Trung Quốc phá đường dây lừa đảo tiền mã hóa PlusToken, nhà đầu tư hầu hết là nông dân, số tiền đổ vào hơn 3 tỷ USD
PlusToken giống với BitConnect, nhưng quy mô lớn gấp nhiều lần.
Ngày 27 tháng 6 năm 2019, một nhóm những kẻ cầm đầu tổ chức ponzi hàng đầu tại Châu Á đã bị Chính quyền Trung Quốc bắt giữ, sau khi đã chiếm đoạt của các khách hàng số tiền hơn 3 tỷ USD.
PlusToken hứa với các nhà đầu tư của mình rằng lợi nhuận sẽ đạt được lên tới 10 - 30%/tháng, sẽ được trả bằng đồng tiền mã hõa PLUS - đang được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn như Huobi và Bithumb.
Hứa hẹn khoản tiền lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, PlusToken đã thu hút được số tiền từ các nhà đầu tư bao gồm 200.000 Bitcoin (khoảng 1% số Bitcoin hiện nay), 789.000 ETH và 26 triệu EOS. Theo báo cáo, những kẻ cầm đầu vẫn còn đang nắm giữ một số lượng lớn tài sản.
6 kẻ đứng đầu PlusToken.
Tổ chức ponzi này có thể giống với BitConnect trước đây, nhưng quy mô lớn hơn gấp nhiều lần. Khi ở thời kỳ đỉnh bảo, BitConnect được giao dịch trên các sàn tiền mã hóa với tổng giá trị khoảng 121 triệu USD.
Trong khi đó, PlusToken đã đạt được mức giá trị thị trường 17 tỷ USD, với mức giá cao nhất là 340 USD/PLUS. Nếu được liệt kê trên CoinMarketCap, nó sẽ là đồng tiền mã hóa có giá trị lớn thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau Bitcoin và ETH.
Vậy làm thế nào mà PlusToken có thể lừa đảo nhiều người hơn cả BitConnect trước đây, và số tiền này đã đi về đâu khi những kẻ cầm đầu bị bắt?
PlusToken và chiến lược lừa đảo Ponzi
Những thông tin đầu tiên về PlusToken xuất hiện không phải là sớm. Khoảng đầu tháng 7 năm 2018, các group WeChat bắt đầu chia sẻ về một nền tảng tiền mã hóa có thể thu lợi nhuận lên tới vài chục phần trăm mỗi tháng. Tuy nhiên nửa cuối năm 2018 là khoảng thời gian thị trường tiền mã hóa sụt giảm và đóng băng, sau sự sụp đổ của những đế chế Ponzi lừa đảo như BitConnect.
Tuy nhiên phần lớn cộng đồng của PlusToken lại không phải là những nhà đầu tư tiền mã hóa điển hình. Rất nhiều người trong số họ không hiểu gì về Bitcoin, altcoin hay thị trường tiền mã hóa. Và đó là lý do mà họ dễ dàng bị lừa, ngay cả khi đã có một tấm gương trước đó là BitConnect.
Tiresias - một nguồn tin nội bộ của Bitcoin Magazine - cho biết rằng PlusToken đã được quảng cáo rộng rãi trên nền tảng WeChat, ứng dụng mạng xã hội và tin nhắn phổ biến nhất Trung Quốc. Nhưng điều đáng nói là các quảng cáo này không chỉ dừng lại ở nền tảng kỹ thuật số.
PlusToken tiếp cận những người dân ít có kiến tức về thị trường tiền mã hóa.
PlusToken còn tổ chức những buổi hội thảo, và hướng dẫn thành viên để có thể tiếp tục quảng bá nền tảng này tới nhiều người dùng tiềm năng hơn. Cách thức cũng giống như các tổ chức đa cấp.
Bên cạnh đó, PlusToken cũng xuất hiện cả trong các cửa hàng tạp hóa nhỏ tại những vùng nông thôn. Hay có cả những thanh niên phát tờ rơi, trên lưng là tấm biển quảng cáo thông tin của PlusToken. Chính vì vậy, PlusToken đã tiếp cận được với những người không có nhiều kiến thức, nhưng lại muốn làm giàu nhanh chóng.
Ứng dụng PlusToken cho phép chuyển tiền thành tiền mã hóa dễ dàng.
Theo báo cáo, PlusToken đã lừa được hơn 3 triệu người. Trong khi cả 6 kẻ cầm đầu đều là người Trung Quốc, thì đã có báo cáo về các nạn nhân tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với cả nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Những người tham gia dù không có kiến thức gì, nhưng lại được hướng dẫn chi tiết từng bước. Từ việc mua Bitcoin và ETH, đến việc chuyển đổi sang đồng tiền mã hóa PLUS và bắt đầu tham gia vào nền tảng này để kiếm lãi hàng tháng. Ứng dụng PlusToken được thiết kế giúp người dùng có thể chuyển đổi trực tiếp đồng nhân dân tệ sang Bitcoin, ETH, eos, doge, litecoin và các altcoin khác.
Mô hình lừa đảo Ponzi này chính là lấy tiền của người sau để trả lãi cho người trước. Chính vì vậy, những người tham gia sớm có thể nhận được khoản lãi như đã hứa. Nhưng cho dù như vậy, tất cả các nhà đầu tư đều mất trắng khi đồng tiền mã hóa PLUS trở nên vô giá trị. Giống như trường hợp BitConnect, khi các nhà đầu tư nắm giữ hàng trăm triệu đồng, nhưng không thể nào chuyển chúng thành tiền thật.
Tham khảo: Bitcoin Magazine
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4