Trung Quốc phá kỷ lục thế giới của chính mình, đưa công nghệ lên tầm cao mới: Bê 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW lên núi cao 5.228 mét, cung cấp điện được cả ngày lẫn đêm

    Thiên Di,  

    Trước đó, giai đoạn một của dự án đã lập kỷ lục nhà máy quang điện cao nhất thế giới với độ cao 5.100 mét so với mực nước biển.


      Trung Quốc phá kỷ lục thế giới của chính mình, đưa công nghệ lên tầm cao mới: Bê 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW lên núi cao 5.228 mét, cung cấp điện được cả ngày lẫn đêm- Ảnh 1.

      Ngày 13/8, Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (China Power Construction) cho biết dự án quang điện Huadian Tibet Caipeng tại Sơn Nam thuộc Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc, đã chính thức khởi công xây dựng giai đoạn hai. Dự án do Viện Côn Minh của China Power Construction đứng đầu và được Cục Thủy điện số 9 ký hợp đồng EPC chung.

      Dự án này nằm ở độ cao từ 5.046 mét đến 5.228 mét so với mực nước biển, phá kỷ lục thế giới là 5.100 mét của giai đoạn một. Công suất lắp đặt là 100 megawatt (MW) với số lượng tấm pin mặt trời ấn tượng 170.000 tấm.

      Để đảm bảo nguồn cung cấp điện liên tục, một hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến cũng được tích hợp. Hệ thống này có khả năng cung cấp 80.000 kilowatt-giờ (kWh) điện liên tục trong bốn tiếng vào ban đêm.

      Trung Quốc phá kỷ lục thế giới của chính mình, đưa công nghệ lên tầm cao mới: Bê 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW lên núi cao 5.228 mét, cung cấp điện được cả ngày lẫn đêm- Ảnh 2.

      Là một dự án cung cấp điện quan trọng của Tây Tạng, nhà máy quang điện Caipeng có tổng công suất lắp đặt là 150 MW. Cơ sở này dự kiến sẽ tạo ra khoảng 246 triệu kWh điện mỗi năm, đóng góp lớn vào nhu cầu năng lượng của khu vực.

      Trong đó, giai đoạn một do Viện Quý Dương thuộc China Power Construction Corporation phụ trách. Nhà máy điện đã đi vào vận hành vào cuối năm 2023. Công trình này đã chứng minh được giá trị của mình. Nhà máy đã tạo ra hơn 40 triệu kWh điện, góp phần giảm tình trạng thiếu điện theo mùa ở Sơn Nam.

      Thành tựu này nhấn mạnh tiềm năng của dự án trong việc chuyển đổi bối cảnh năng lượng của khu vực và thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực.

      China Power Construction tiết lộ rằng giai đoạn thứ hai của dự án sẽ tối ưu hóa hơn nữa kế hoạch thiết kế và cải thiện các tiêu chuẩn về thiết bị dựa trên thành công của giai đoạn một. Hệ thống vận hành và bảo trì thông minh cũng sẽ được đưa vào thông qua giám sát từ xa và phân tích dữ liệu, từ đó quản lý thông minh, vận hành và bảo trì hiệu quả các nhà máy điện quang điện

      Theo CGTN

      Tin cùng chuyên mục
      Xem theo ngày

      NỔI BẬT TRANG CHỦ