Trung Quốc sắp thâu tóm ứng dụng gọi xe lớn nhất thế giới Didi Chuxing, biến đây trở thành 'doanh nghiệp nhà nước'?
Từ startup triển vọng trở thành ngôi sao sáng trên sàn giao dịch chứng khoán, Didi Chuxing giờ đây sắp thành "doanh nghiệp nhà nước" sau đề xuất của Bắc Kinh.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết, chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đang đề xuất rót một khoản đầu tư vào Didi Global để biến đây thành công ty thuộc sở hữu của nhà nước.
Theo đề xuất sơ bộ này, Shouqi Group - một phần Beijing Tourism Group và một vài công ty khác có trụ sở ở Bắc Kinh sẽ mua cổ phần Didi. Các kịch bản đang được xem xét bao gồm nhóm nhà đầu tư nhà nước sẽ chiếm được cái gọi là "cổ phần vàng" với quyền phủ quyết và một ghế trong hội đồng quản trị. Cổ phiếu của Didi hiện đang được giao dịch trên sàn Mỹ đã tăng 7,5% trong phiên giao dịch ngày thứ 6. Hiện chưa rõ chính quyền Bắc Kinh đang nhắm tới việc mua bao nhiêu cổ phần của công ty này và liệu đề xuất đó sẽ được chấp thuận bởi các cấp chính quyền cao hơn hay không.
Didi hiện đang bị kiểm soát bởi nhóm lãnh đạo gồm các đồng sáng lập Cheng Wei và Chủ tịch Jean Liu. Cả hai nhận quyền biểu quyết tổng cộng 58% sau khi công ty IPO tại Mỹ. Softbank và Uber cũng là những cổ đông lớn của Didi.
Đại diện của Didi hiện chưa phản hồi về câu hỏi của Bloomberg. Chính quyền Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Đề xuất của Bắc Kinh có thể sẽ đòi hỏi phải mua một lượng lớn cổ phần của Didi hoặc một cổ phần danh nghĩa kèm theo "cổ phần vàng" và ghế hội đồng quản trị. Mô hình thứ hai sẽ giống với khoản đầu tư trước đó của chính phủ vào chi nhánh Trung Quốc của ByteDance, đơn vị này đã trao cho pháp nhân nhà nước quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng.
Đề xuất thâu tóm Didi tới trong thời điểm hàng loạt hình phạt được chính quyền Trung Quốc đưa ra nhằm kiểm soát ứng dụng gọi xe đứng đầu cả nước. Trước đó, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng.
Những gì Didi đang trải qua thuộc chuỗi các hành động của cơ quan chức năng nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc - những doanh nghiệp vốn đã trở thành trung tâm của cuộc sống hàng ngày cho hơn một tỷ người. Điều này cũng để nhằm khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu mà các công ty này nắm giữ. Trung Quốc đã chuyển từ một trong những chế độ kiểm soát dữ liệu lỏng lẻo nhất trên thế giới sang một trong những chế độ dữ liệu được quy định chặt chẽ nhất thế giới, bắt đầu với luật an ninh mạng vào năm 2017, thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh đối với các luồng dữ liệu.
Điều đáng nói là vận đen tới với Didi chỉ vài ngày sau khi Didi huy động được khoảng 4,4 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương