Trung Quốc tham vọng làm chủ không gian, đặt mục tiêu phóng thêm 100 vệ tinh trước năm 2025
Trung Quốc đang cho thấy nước này có đủ tiềm lực tài chính và năng lực công nghệ để tham gia vào cuộc đua không gian cùng các ông lớn như Mỹ hay Nga.
Một quan chức Trung Quốc mới đây tiết lộ, nước này sẽ phóng khoảng 100 vệ tinh vào vũ trụ trước năm 20205. Con số này bổ sung thêm vào hơn 200 vệ tinh đã được phóng lên quỹ đạo trước đó.
Thông báo trên được Yu Qi, một quan chức của Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc đưa ra mới đây tại hội nghị ở Bắc Kinh.
Phát triển kinh tế vụ trụ đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn thế giới và Trung Quốc cũng không đứng ngoài guồng quay đó. Nước này đã tạo dựng một cơ sở vững chắc để sớm thúc đẩy nền kinh tế vũ trụ trong tương lai. Loạt tên lửa Long March của Trung Quốc đã phóng lên vũ trụ tổng cộng 307 lần và gửi hơn 400 tàu vào không gian.
Trong năm 2018 vừa qua, Trung Quốc cũng đã phá vỡ kỷ lục khi thực hiện 39 sứ mệnh phóng tàu vũ trụ, xếp hàng đầu trên thế giới và chiếm 1/3 tổng số lần phóng trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Hằng Nga 4. Đây là bước tiến lớn của ngành công nghiệp vũ trụ nước này. Một thành tựu vũ trụ khác của Trung Quốc là hệ thống quan sát Trái Đất độ phân giải cao hay dự án vệ tinh Gaofen được khởi xướng từ năm 2010. Vệ tinh Gaofen được ứng dụng rộng rãi trong hơn 20 ngành công nghiệp ở 30 tỉnh và khu vực, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, nông nghiệp và lập bản đồ.
Tất cả những thành tựu trên cho thấy năng lực và công nghệ vũ trụ của Trung Quốc đang ngày càng trưởng thành hơn và đe dọa có thể soán ngôi các cường quốc về vũ trụ như Mỹ, Nga trong tương lai không xa.
Tham khảo CGTN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"