Trung Quốc tiến nhanh trên hành trình kiểm soát “trái tim” của ngành xe điện: Nắm giữ 1/3 lượng lithium toàn cầu vào năm 2025
Theo UBS AG, nỗ lực tăng cường khai thác lithium có thể giúp Trung Quốc chiếm tới 1/3 nguồn cung toàn cầu vào giữa thập kỷ này.

Ngân hàng UBS dự đoán các mỏ mà Trung Quốc kiểm soát, bao gồm cả các dự án ở châu Phi, sẽ cho sản lượng lithium lên tới 705.000 tấn vào năm 2025 từ 194.000 tấn vào năm 2022. Điều này sẽ nâng vị thế của Trung Quốc trong ngành xe điện toàn cầu, giúp nền kinh tế thứ 2 thế giới có thể có tiếng nói quan trọng.
Ở thời điểm hiện tại, cuộc đua nhằm đảm bảo tự chủ nguồn cung lithium đang diễn ra ở cấp độ cao nhất trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia như Mỹ đang đẩy mạnh khả năng tiếp cận nguồn cung vật liệu làm pin trong bối cảnh thế giới đang quay lưng với nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, với Trung Quốc, nhiệm vụ này trở nên cấp thiết hơn vì họ mới là thị trường lớn nhất thế giới của các loại phương tiện sử dụng năng lượng mới.
Tuy nhiên, UBS cũng cảnh báo sự gia tăng sản lượng của Trung Quốc liên quan tới vật liệu lepidolite, một loại đá chứa lithium thường bị coi là chất lượng kém và không thân thiện với môi trường vì năng suất thấp và chi phí năng lượng cao. UBS dự báo lepidolite ở Trung Quốc chiếm 280.000 tấn lithium vào năm 2025, tương đương 13% nguồn cung toàn cầu, tăng mạnh từ 88.000 tấn vào năm ngoái.
Hiện tại, Trung Quốc đã hạn chế khai thác lepidolite không phép ở Giang Tây, nơi có nhiều tài nguyên này.
Tham khảo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Có thể bạn chưa biết: Chỉ cần 4kg Uranium đã có thể cung cấp nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân trong suốt 30 năm mà không cần tiếp liệu!
Nghe có vẻ phi thực tế, nhưng đó là sự thật đầy ấn tượng của công nghệ hạt nhân: Một chiếc tàu ngầm hiện đại có thể hoạt động liên tục trong 30 năm dưới lòng đại dương mà không cần tiếp nhiên liệu, tất cả chỉ nhờ vào khoảng 4 đến 5 kg uranium làm giàu cao (HEU).
iPhone 17 Pro Max sắp “biến hình” bất ngờ: Dày hơn, nặng hơn, khác hẳn những gì chúng ta tưởng tượng