Trung Quốc tiếp tục biến đổi gen phôi thai người, kháng lại được cả virus HIV
Tuy nhiên, vấn đề này đang vấp phải ý kiến phản đối của nhiều người trên khía cạnh đạo đức y học
Chỉ một năm sau khi các nhà khoa học Trung Quốc làm nên lịch sử bằng việc thay đổi DNA của một phôi thai, họ đã đạt được thành công mới trong lĩnh vực này. Sử dụng CRISPR/Cas9, nhóm nghiên cứu đã đưa một loại thuốc kháng HIV vào bên trong thai nhi. Bước tiến này đã thể hiện tiềm năng vô cùng to lớn của công nghệ biến đổi gen.
Với thành công đầu tiên, nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã thay đổi đoạn gen được cho là nguyên nhân của một căn bệnh chết người liên quan tới máu. Đây là khoảnh khắc mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thể hiện tiềm năng vô cùng to lớn của CRISPR – một công cụ điều chỉnh gen giúp can thiệp vào quá trình hình thành của phôi thai ở mức độ di truyền. Nếu công nghệ này có thể được tiến hành thử nghiệm lâm sàng, nó sẽ mang đến một hy vọng mới trong công tác điều trị bệnh tật khi loại bỏ được mọi căn bệnh di truyền.
Việc can thiệp gen có thể giúp chữa trị nhiều căn bệnh di truyền
Giờ đây, sau hơn một năm tiếp tục công trình nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Yong Fan từ trường đại học y tế Quảng Châu đã sử dụng CRISPR để tiến hành đột biến gen, giúp làm kích thích nhóm gen tế bào miễn dịch có tên CCR5. Với nhiều người, cơ thể được tích hợp hệ miễn dịch một cách tự nhiên giúp chống lại virus HIV và ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào cơ thể.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập 213 trứng đã thụ tinh từ 87 bệnh nhân. Tất cả các phôi thai đều không phù hợp để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm do thừa một cặp nhiễm sắc thể. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tiêu hủy các phôi thai sau ba ngày.
Trong số 26 phôi thai được tiến hành nghiên cứu, chỉ có 4 phôi thai đã biến đổi thành công, một con số được cho là khá triển vọng. Như các thí nghiệm khác tại Trung Quốc, nghiên cứu này nhằm cho thấy việc chúng ta vẫn chưa thể sử dụng CRISPR một cách chính xác nhất mà không gây đột biến cho đối tượng không thuộc nghiên cứu.
Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm như vậy gây ra nhiều tranh cãi. Xoay quanh vấn đề đột biến thai nhi ở người tồn tại nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều người đã chỉ trích việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng phôi thai người để tiến hành thí nghiệm, trong khi họ có thể sử dụng phôi thai của các loài linh trưởng. Bên cạnh đó, việc những đột biến được truyền sang các thế hệ tiếp theo sẽ gây nên những hậu quả khó lường.
Liệu công nghệ đột biến gen có gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ sau?
Với trường hợp của nghiên cứu vừa được công bố, hệ thống miễn dịch với virus HIV đã được cải thiện tích cực. Nói một cách chính xác, các nhà nghiên cứu không tìm cách chữa trị một căn bệnh di truyền. Thay vào đó, họ tăng khả năng miễn dịch với một loại virus. Vì vậy, chúng được sử dụng như một loại vắc xin ở cấp độ di truyền. Theo lý thuyết, nó có thể được truyền tới thế hệ tiếp theo. Nghiên cứu này cũng cho thấy rất khó để phân biệt một biện pháp trị bệnh với sự tăng cường khả năng chống bệnh.
Cuối năm ngoái, hội nghị quốc tế về đột biến gen người đã ra quyết định về việc các nhà khoa học tại Mỹ có quyền sử dụng phôi thai người trong các thí nghiệm, miễn là nó không gây hậu quả trong kì thai sản. Những hướng dẫn cụ thể cho các nhà khoa học sẽ được công bố vào năm nay. Tương tự, một nhóm từ Anh cũng được cho phép tiến hành biến đổi phôi cho công tác nghiên cứu sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, rõ ràng rằng Trung Quốc đã đi đầu cuộc chơi này, dù họ có bị phản đối với cách làm này hay không.
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra việc CRISPR có thể được sử dụng để loại bỏ HIV ra khỏi tế bào miễn dịch. Đây được coi là một hướng mới trong công tác điều trị bệnh HIV ở người.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang cùng 4 nhà khoa học về học sâu trở thành chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD từ quỹ của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tối nay, Lễ trao giải VinFuture 2024 đã chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Theo đó, sau tiếng vang của 3 mùa giải trước, VinFuture 2024 thu hút số lượng kỷ lục, gần 1.500 dự án nghiên cứu, được đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nóng: Google mở công ty tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025