Con muỗi này được một nhà côn trùng học ở Trung Quốc tìm thấy khi đi khảo sát ở núi Thanh Thành, tỉnh Tứ Xuyên. Rất may là nó không hút máu người.
- Vừa khiếm thị vừa khiếm thính, chàng trai 26 tuổi trở thành kỹ sư phần mềm cho Amazon - công việc trong mơ của hàng triệu coder trên thế giới
- Cuối cùng đảo rác khổng lồ bằng 3 quốc gia tại Thái Bình Dương cũng được dọn nhờ hệ thống tuyệt vời này
- [Ảnh] Concrete stories: Cuộc sống muôn màu trên những tầng thượng của Hồng Kông
Kích thước của con muỗi khổng lồ này to gấp 10 lần so với muỗi thường, sải cánh lên tới 11,15cm.
Con muỗi khổng lồ, sải cảnh hơn 11cm được tìm thấy ở Trung Quốc
Đây là con muỗi lớn nhất thế giới mà con người từng bắt được. Nó được tìm thấy bởi nhà côn trùng học họ Triệu trong chuyến thực địa ở khu vực núi Thanh Thành thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 8/2017.
Trong cuộc phỏng vấn với MailOnline, Triệu cho biết con muỗi này có tên khoa học là Holorusia Mikado, chủ yếu được tìm thấy ở Nhật Bản. Chúng đã được công nhận là loài muỗi có kích thước lớn nhất thế giới.
Triệu nói rằng, khi mới bắt được con muỗi, anh chỉ biết nó to bất thường. Sau khi đo kích thước mới khẳng định được nó... to nhất thế giới.
"Trên tay" con muỗi lớn nhất thế giới
Theo nhà côn trùng học này, muỗi Holorusia Mikado thường chỉ có sải cánh lên tới 8cm. Con muỗi mà họ Triệu bắt được lớn hơn bình thường khoảng 1/3 lần.
Triệu cho rằng, hầu hết muỗi Holorusia Mikado tìm thấy ở Tứ Xuyên có kích thước trung bình lớn hơn ở Nhật Bản.
Trong khi nhận dạng và phân loại con muỗi, Triệu phát hiện ra phương tây còn gọi nó là ruồi dài chân (crane fly) và cho rằng nó có cấu tạo sinh học khác với muỗi. Tuy nhiên, Triệu khẳng định Holorusia Mikado trên thực tế vẫn là muỗi.
"Có định nghĩa rộng và hẹp về muỗi. Theo định nghĩa hẹp, muỗi được gọi là muỗi khi nó có khả năng cắn và hút máu", Triệu nói. "Các quốc gia khác nhau có những cách khác nhau để phân biệt và đặt tên côn trung. Tuy nhiên từ góc độ sinh học, Holorusia Mikados vẫn được phân loại là muỗi."
Triệu lưu ý rằng, một con Holorusia Mikado có thể sống tới 1 tuần. Rất may là nó không hút máu người, nó sống sót chủ yếu nhờ nguồn dinh dưỡng từ giai đoạn ấu trùng.
Theo Nextshark
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4