Trước khi quyết định hẹn hò với đồng nghiệp, bạn hãy tự mình trả lời 8 câu hỏi sau đây
Tình yêu công sở? Nên hay không? Trước khi đưa ra quyết định, hãy kiểm chứng độ bền vững trong tình cảm của bạn bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây.
Bản thân mỗi chúng ta đều ít nhất một lần chứng kiến, trải nghiệm hoặc nghĩ về tình yêu công sở.
Một số ý kiến cho rằng yêu đương kiểu này rất không ổn (người khác sẽ xì xào bàn tán rồi mọi thứ sẽ chẳng ra đâu vào đâu nếu một ngày nào đó mối quan hệ chẳng còn êm đẹp) trong khi những người khác lại tin rằng chuyện tình nơi công sở sẽ đơm hoa kết trái (bạn được ở bên người ấy 8h/ngày, và ít nhất thì giữa hai người cũng có 1 điểm chung). Nhưng vấn đề thực sự tồn tại trong mối quan hệ kiểu này là gì?
Lynn Taylor, chuyên gia về môi trường làm việc quốc gia đồng thời là tác giả cuốn “ Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job ” (Tạm dịch: Chế ngự sự chuyên chế văn phòng: Cách kiểm soát thái độ trẻ con và thăng tiến trong cộng việc) khi chia sẻ với Business Insider về vấn đề này, bà nói rằng bà nghe thấy câu hỏi này mọi lúc mọi nơi.
“Với lối suy nghĩ thời hiện đại, hầu hết bạn dành thời gian ở văn phòng hoặc online. Chính vì thế công ty dễ trở thành nơi có khả năng cho bạn tìm thấy Mr hoặc Ms. Right của đời mình. Những địa điểm như phòng gym, siêu thị, hay Starbucks bạn đã nhẵn mặt bởi đó là những nơi duy nhất bạn lui tới sau khi rời khỏi phòng làm việc bận rộn mấy ngày hôm nay”.
Tuy nhiên, từ khi người ta biết được 1/3 cuộc đời dành cho công việc thì chẳng có lý do gì chứng tỏ tình yêu không thích hợp diễn ra nơi công sở cả. “Thực chất đây là khoảng thời gian chúng ta ở bên những người thân quen. Theo lý mà nói, những người này không phải kẻ cầm dao giết người thì bạn e ngại gì”.
Một khảo sát từ CareerBuilder đã tiết lộ rằng gần 40% nhân viên được hỏi thừa nhận họ đang tận hưởng cuộc tình lãng mạn với đồng nghiệp, và khoảng 1/3 những mối quan hệ này kết thúc bởi một đám cưới như mơ.
Bà Taylor giải thích: “Một số người tự hỏi rằng tại sao trên Trái Đất có tới 8 tỉ người mà vẫn có người lại chọn đồng nghiệp cùng cơ quan làm đối tượng gắn bó lâu dài, bỏ ngoài tai những lời xì xào bàn tán và lường trước được hậu quả có thể biến sự nghiệp thành cơn ác mộng nếu mối quan hệ đó không đi đúng hướng, thậm chí chấm dứt đồng thời xuất hiện những cáo buộc nếu một trong hai được cất nhắc”.
Tuy nhiên, thực tế mà nói: Không ai có thể biết tình yêu đích thực tìm đến chúng ta khi nào. “Tình yêu có thể nảy nở trong phòng nghỉ cho nhân viên cũng bất chợt và dễ dàng như tình yêu xuất phát từ lần gặp mặt trong đám cưới người thân hay ở chỗ sửa xe. Tại sao chúng ta lại tùy ý áp đặt quan điểm cá nhân vào một thứ quan trọng như vậy? Chắc chắn có vô số các cặp đôi đồng nghiệp đã tìm thấy tình yêu đích thực tại nơi làm việc và đã tiến tới một cái kết có hậu bằng một đám cưới đấy thôi”.
Xét cho cùng, thành công của con đường này tùy thuộc vào bạn, người ấy, cấp trên, nơi làm việc và nhiều yếu tố khác. Quyết định nằm trong tay bạn, biến nhược thành ưu hay lèo lái mối quan hệ theo đúng hướng được hay không chính là do bạn.
Để không phải hối hận sau này, trước khi quyết định “bật đèn xanh” với đồng nghiệp, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Có phải người ấy là cấp trên hoặc cấp dưới của bạn?
Nếu đúng như vậy thì bạn nên tránh xa.
Theo Taylor, “Vấn đề sẽ nảy sinh từ việc hẹn hò với một người đang ở vị trí cao hơn hoặc thấp hơn so với bạn”.
Nếu sếp bạn (sau này thành người yêu của bạn) dẫn bạn đi ăn trưa hoặc thăng chức cho bạn, mọi người sẽ nói bạn không có thực tài mà chỉ đi lên bằng sự thiên vị. (Và kể cả khi bạn xứng đáng được thăng chức nhưng chưa chắc người ấy đã để bạn tiếp nhận vị trí đó do lo sợ người khác sẽ nghĩ đó là động thái biểu hiện sự thiên vị.)
“Bạn cũng nên ghi nhớ điều này: Nếu mối quan hệ với cấp dưới chẳng may không suôn sẻ, bạn sẽ có thể là nạn nhân của quấy rối tình dục hoặc phải chịu đựng môi trường làm việc chứa đầy sự thù địch”.
2. Công ty có quy định gì về vấn đề này?
“Quy định chung của mỗi công ty là khác nhau, có nơi dễ dãi, có nơi nghiêm khắc và có nơi chẳng có quy định gì hết, kể cả công ty đó nằm trong top 500 công ty lớn nhất nước Mỹ”.
Một số công ty đã tỉnh táo quyết định không đồng nhất những quy định về tình cảm nơi công sở với quy định chung về “quấy rối tình dục”. “Dù có quy định hay không thì tình yêu vẫn cứ xuất hiện. Vì thế, nếu không có quy định chính thức bằng văn bản hay truyền đạt về vấn đề này thì quy ước chung duy nhất đến từ chính cảm xúc của bạn. Chính nó mới là yếu tố quyết định.”
3. Bạn làm việc gần người ấy như thế nào?
Giữ khoảng cách với nhau bởi một phòng ban, một tầng nhà hay một tòa nhà sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ xử hơn, không bị đảo lội và gặp ít khó khăn hơn. Bà Taylor cho rằng, “Nếu bạn đang phải thi đua giành thành tích thì việc giữ khoảng cách như vậy sẽ tránh xảy ra mâu thuẫn giữa hai người”.
4. Bạn có thể mường tượng trước mối quan hệ này đi đến đâu không?
Chẳng ai có thể đoán trước những gì sắp xảy ra trong một mối quan hệ, tuy nhiên bạn hãy dành thời gian hình dung mối quan hệ này.
“Yêu như vậy là phi thực tế? Hai bạn có nhiều điểm chung? Việc dành thời gian cho một mối tình lãng mạn nơi công sở sẽ mang hai bạn đến gần nhau hơn bởi hai người có chung mối quan tâm và là chỗ dựa vững chắc cho đối phương. Và chỉ bạn mới có thể nhìn nhận tổng thể vấn đề một cách khách quan nhất”.
5. Bạn đã lường trước hậu quả chưa?
Liệu nó có ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn? Bạn sẽ ghét làm việc ở đây nếu mọi thứ đổ vỡ? Bạn sẽ hủy hoại các mối quan hệ bạn bè nơi đây?
Khi bạn đang trong thời kỳ tình yêu chớm nở, còn đang mê đắm trong men say tình thì rất khó có thể tưởng tượng về kết cục hay tác động của mối quan hệ tới sự nghiệp của bạn sau này nếu chẳng may dang dở. Do đó, theo Taylor, bạn cần suy tính cẩn thận về “được” và “mất” cũng như chuẩn bị sẵn tâm lý rạch ròi cho công việc cũng như danh tiếng của bạn.
“Nếu chẳng may mọi thứ không như ý, sự nghiệp của bạn có thể nguy hại đến mức nào? Bạn có thể chịu đựng trong bao lâu khi đời sống riêng tư của mình trở thành chủ đề bàn tán ngay chỗ uống nước? Bạn nghĩ sao nếu CEO mới lại quay ra chọn cô ấy trong lúc đang cân nhắc bạn là người tiếp theo? Thử tưởng tượng một trong hai bạn quyết định thăng tiến – bạn sẽ đối mặt với người ấy hằng ngày như thế nào đây?”
Nếu những hậu quả có thể xảy ra khiến bạn cảm thấy khó xoay xở và lo lắng về tương lai công việc thì có lẽ bạn nên ngừng theo đuổi mối quan hệ này.
6. Bạn đã chuẩn bị tâm lý “vạch áo cho người xem lưng” chưa?
Một số công ty yêu cầu nhân viên viết mô tả bản chất mối quan hệ giữa hai người vào sổ tay của nhân viên. Cụ thể, bạn có thể bị hỏi về việc tranh chấp quyền lợi với một đồng nghiệp khác (thậm chí là với các nhà thầu độc lập, khách hàng và cả đối tác cung cấp).
“Mục đích của cấp trên là hướng tới sự minh bạch với sự đồng ý hợp tác của bạn và bảo vệ nhân viên cũng như những đối tượng khác khỏi những luận điệu trong tương lai. Bạn có thể được cảnh báo bằng lời nói, bằng sổ tay ghi chép hoặc cả hai rằng bất cứ điều gì gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc đều sẽ dẫn tới hậu quả thất nghiệp. Đây mới chính là vấn đề”.
7. Hai bạn có thể ngầm qua lại với nhau?
Chỉ bạn và người ấy mới biết về chuyến hành trình lãng mạn giữa hai người ra sao, ví dụ như, nếu bạn đang vui sướng tột độ có thể khiến bạn mất tập trung trong công việc, gây phiền tới người khác hoặc cản trở tiến độ của bạn.
“Không có khó khăn nào giống nhau, điều quan trọng là các bạn vượt qua thử thách bằng cách nào và phản ứng của quản lý và đồng nghiệp sẽ ra sao”.
8. Sẽ ra sao nếu bạn được thăng chức?
Luật chơi thay đổi. Đột nhiên bạn lại hóa ra hẹn hò với sếp của mình hoặc với ai đó dưới quyền bạn nói ra những lời vô tình hay cố ý đều ảnh hưởng tới công việc của bạn. “Giả sử bạn phải thừa kế cả đống những rủi ro, trong đó nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là qua lại với sếp/cấp dưới của bạn”.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"