Một công ty phân tích thị trường nói rằng sau sự cố về pin, Galaxy Note7 chỉ hi vọng đạt được khoảng 60% doanh số của Galaxy Note 5.
Samsung Galaxy Note7 "bán chạy như tôm tươi" trước khi Samsung quyết định thu hồi dòng sản phẩm này trên phạm vi toàn cầu. Chiếc điện thoại này được bán ra thị trường từ ngày 15 tháng 8. Đến ngày 31 tháng 8, 2 thiết bị đầu tiên bị phát nổ do lỗi pin và kéo theo "chuỗi ngày đen tối" của công ty Hàn Quốc.
Bộ đôi Samsung Galaxy S7 và Samsung Galaxy S7 edge được đánh giá là những chiếc điện thoại thông minh tốt nhất nửa đầu năm nay. Samsung Galaxy Note7 được kì vọng sẽ tiếp nối thành công của 2 thiết bị này. Việc thu hồi chiếc flagship này khiến Samsung mất trắng khoảng 1,5 tỷ USD.
BayStreet Research cho biết trước khi thu hồi, doanh số của Galaxy Note7 cao hơn thiết bị tiền nhiệm Galaxy Note 5 đến 25%. Việc bán ra Galaxy Note7 của các nhà mạng Mỹ sẽ tiếp tục vào ngày 21 tháng 10. Tuy nhiên, do sự cố vừa qua, các chuyên gia phân tích thị trường chỉ dám hi vọng Galaxy Note7 đạt 60% doanh số so với Galaxy Note5 năm ngoái.
Trước khi Galaxy Note7 gặp sự cố, BayStreet Research dự đoán ít nhất thiết bị này cũng đạt được thành công tương đương với bộ đôi Samsung Galaxy S7 và Samsung Galaxy S7 edge trong nửa đầu năm 2016. Trong quý 3 này, Samsung chỉ bán ra được 7,2 triệu chiếc điện thoại thông minh, giảm 6% so với cùng kì năm trước.
Cliff Maldonado, chuyên gia phân tích của BayStreet Research cho biết: "Đây là một điều đáng tiếc vì Samsung Galaxy Note7 đang trên đường tiếp nối thành công của bộ đôi Samsung Galaxy S7 và Samsung Galaxy S7 edge. Với tình hình này, doanh số của Galaxy Note7 dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 60% so với Galaxy Note5. Hơn nữa, sự cố vừa qua cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của người dùng vào các sản phẩm của Samsung, nó gợi nhớ đến những đợt thu hồi ô tô của các nhà sản xuất hay sự cố liên quan đến Siri và Apple Maps trước đây. Sẽ rất khó khăn để làm người dùng quên đi sự cố này trong một thời gian ngắn trước mắt".
Tham khảo: PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI