Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang "Made in Vietnam" nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa?

    Liam,  

    Rõ ràng là người Việt rất yêu hàng Việt - thể hiện qua sự ủng hộ dành cho những thương hiệu như Bitis, Nhựa Chợ Lớn, Rạng Đông, P/S, Viettien... Nhưng vì sao smartphone Việt lại khởi đầu chậm, và đến hai năm vừa qua mới thực sự thay đổi?

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 1.

    Tôi vẫn còn nhớ, cách đây khoảng 10 năm, bạn bè và đồng nghiệp của mình bắt đầu kêu gọi chuyển sang sử dụng hàng hóa "Made in Vietnam" nhiều hơn. Từ quần áo đến giày dép, từ đồ chơi đến dụng cụ văn phòng, chúng tôi không còn sính ngoại nữa - thay vào đó tìm mua các sản phẩm Việt Nam bất cứ khi nào có thể.

    Duy chỉ có một lĩnh vực sản phẩm Việt Nam có thể coi là đình đám, ồn ào nhất thì lại chẳng có ai ủng hộ. Trong suốt 4 năm, xung quanh tôi vẫn chẳng có ai dùng điện thoại Bphone cả, dù tôi dám chắc rằng họ là những người rất yêu "Made in Vietnam".

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 2.

    Người Việt sẽ ủng hộ hàng Việt nhiều nhất khi sự chênh lệch về giá cả (và chất lượng) là không đáng kể.

    Như bạn có lẽ đã đoán ra, lý do chính vẫn là giá cả. Nhóm các thương hiệu Việt được nhiều người ủng hộ có một điểm chung: chúng không đòi hỏi người mua phải đắn đo suy nghĩ nhiều. Chúng ta không cần phải tốn quá nhiều thời gian cân đong đo đếm giữa giày Bitis và Adidas "nhái", giữa đồ chơi Nhựa Chợ Lớn và đồ chơi Trung Quốc, giữa kem đánh răng P/S và các thương hiệu ngoại. Sự chênh lệch về giá bán tính ra chẳng đáng bao nhiêu (có khi hàng Việt Nam còn rẻ hơn). Đổi lại, chúng ta nhận được niềm vui rằng khoản chi tiêu của mình đã đóng góp tối đa cho kinh tế nước nhà.

    Trong một khoảng thời gian dài, tâm lý này chẳng thể mang áp dụng cho smartphone Việt. Niềm vui về một sản phẩm hi-tech Việt Nam có thể dễ dàng chuyển thành sự nuối tiếc khi cấu hình smartphone Việt quá thấp so với sản phẩm cạnh tranh mang thương hiệu nước ngoài. Những chiếc điện thoại giờ cũng có thể coi là trung tâm cuộc sống số của con người, buộc chúng ta phải thực sự cân đong đo đếm kỹ lưỡng mỗi lần nâng cấp.

    2 năm trước, nếu bạn mang smartphone Việt và smartphone ngoại lên bàn cân, phần thua chắc chắn thuộc về "Made in Vietnam".

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 4.

    Trong quá khứ, người dùng công nghệ phải thực sự đắn đo khi bỏ tiền mua hàng công nghệ Việt.

    Sự xuất hiện và trỗi dậy thần tốc của Vsmart đã thay đổi tất cả. Cuối năm 2018, thương hiệu hi-tech của tập đoàn Vingroup "trình làng" với 4 mẫu điện thoại đầu tiên, mẫu rẻ nhất chỉ từ 2,5 triệu đồng. Đến cuối 2019, "cú sốc" Vsmart Live diễn ra khi mẫu điện thoại tầm trung này được giảm giá còn một nửa. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính smartphone Trung Quốc phá giá đã bị một hãng smartphone Việt… phá giá. Không chỉ mang cấu hình mạnh và nhiều tính năng hấp dẫn hơn, Vsmart Live còn làm thay đổi bộ mặt thị trường khi được hỗ trợ bảo hành tới 18 tháng.

    Đến đầu năm nay, Vsmart lại tiếp tục gây sốt với sản phẩm Joy 3. Chỉ trong một ngày lượng máy bán ra đã chạm tới mức 12,000 máy. Một lần nữa, chìa khóa thành công của Vsmart lại là giá bán, khi Joy 3 khởi điểm chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng nhưng vẫn có cấu hình cao hơn các sản phẩm cạnh tranh từ Trung Quốc.

    Ngày 11/4, hãng nghiên cứu thị trường GfK đưa ra thống kê cho biết Vsmart đã đạt thị phần lên tới 16,7% tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một hãng smartphone có thể bứt phá khỏi top dưới, vươn lên vị trí thứ 3 với thị phần vượt mức 10%.

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 5.

    Khi sản phẩm Việt có giá bán, chất lượng và giá bán ngang ngửa (hoặc thậm chí tốt hơn) hàng ngoại...

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 6.

    ...mọi tâm lý nghi ngại sẽ được loại bỏ để người Việt tự tin ủng hộ sản phẩm "Made in Vietnam".

    Chiến lược giá bán và hậu mãi của Vsmart không chỉ làm nên thành công cho hãng điện thoại này, mà còn tạo ra một thay đổi quan trọng cho thị trường Việt Nam: lần đầu tiên, nỗi đắn đo "hàng nội hay hàng ngoại" đã bị xóa bỏ, mở rộng đường cho tâm lý "người Việt yêu hàng Việt" lên ngôi. Lần đầu tiên, smartphone Việt không chỉ có giá rẻ ngang bằng, mà còn vượt mặt smartphone ngoại về chất lượng trải nghiệm (cấu hình cao hơn) hay chế độ hậu mãi (thời gian bảo hành).

    Cũng giống như người tiêu dùng Việt không cần phải đắn đo giữa Bitis Hunter và Adidas "rep 1", lần đầu tiên tín đồ công nghệ Việt đã có thể mua smartphone Việt để vừa tận hưởng chất lượng tốt hơn, vừa bày tỏ tinh thần ủng hộ "Made in Vietnam".

    Hãy suy nghĩ về giá trị to lớn của thay đổi này. Trước đây, để ủng hộ smartphone Made in Vietnam, tôi phải bỏ ra 7 - 10 triệu đồng cho một trải nghiệm vẫn còn nhiều điểm có thể cải thiện. Đến hôm nay, tôi chỉ cần bỏ ra 2 triệu đồng là đã có smartphone Made in Vietnam để cầm tay. 

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 7.

    Sắp tới, các hãng smartphone Việt sẽ chung tay phổ cập smartphone giá 500.000 đồng tới người dùng.

    Tâm lý yêu hàng Việt không còn phải đối đầu với nhau nữa. Cho dù tôi đã có điện thoại, 2 triệu đồng cho một chiếc điện thoại thứ hai để dự phòng, để tặng cho người thân trong gia đình, hay để "vọc" công nghệ vẫn có thể coi là những lựa chọn mua sắm hợp lý, không khiến người dùng phải đau đầu suy nghĩ. Thực tế, khi xét tới đóng góp to lớn của các doanh nghiệp Việt trong thời gian chống chọi Covid-19 vừa qua, khoản tiền mà chúng ta chi tiêu trở lại cho smartphone Việt vẫn là cực kỳ hợp lý.

    Kể cả nếu tôi chưa có điện thoại, đánh giá dành cho Vsmart Live hay Vsmart Joy 3 vẫn đủ tốt để tôi tin vào tương lai của smartphone Việt. Sắp tới đây, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào chương trình phổ cập kết nối 4G do Bộ Thông tin & Truyền thống khởi xướng. Trong khuôn khổ chương trình này, nhà mạng, nhà phát triển ứng dụng và nhà sản xuất sẽ cùng bắt tay trợ giá để đưa những chiếc smartphone Việt Nam từ khung giá 45 – 50 USD xuống còn khoảng 20 USD, tức là chưa tới 500.000 đồng.

    BKAV sau 3 thế hệ Bphone giá cao nay đã quyết định tham gia vào chương trình giá rẻ nói trên. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, Vsmart chắc chắn cũng sẽ tham gia đưa smartphone 500.000 đồng tới tay người dùng Việt. Với những người thực sự yêu hàng nội địa, đó sẽ là một giấc mơ thành hiện thực. Chỉ với 500,000 đồng, chúng ta sẽ có trải nghiệm smartphone "Made in Vietnam" trong tay.

    Sẽ chẳng còn lý do gì để người Việt Nam không ủng hộ smartphone Việt Nam nữa cả.

    Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang Made in Vietnam nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? - Ảnh 8.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ