Trường học Trung Quốc dùng phần mềm nhận diện khuôn mặt để theo dõi thái độ học tập của học sinh
Ít nhất một trường học tại Trung Quốc đang thử nghiệm phần mềm nhận diện khuôn mặt để quét mặt học sinh và kiểm tra xem liệu chúng có chú ý tập trung trong lớp học hay không.
Công nghệ được ứng dụng này được gọi là "smart eyes" (mắt thông minh), cung cấp cho giáo viên dữ liệu thời gian thực về các học sinh. Theo đó, tâm trạng của các học sinh sẽ được phân loại thành các mục: ngạc nhiên, buồn, phản đối, giận dữ, vui, sợ, hay trung lập. Trường Trung học Số 11 Hàng Châu, ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, đã chạy thử phần mềm này từ tháng 3 vừa qua, và những hướng dẫn viên tại trường cho biết họ dự định sử dụng phần mềm này để thay đổi phương thức dạy học của mình.
Các giáo viên cho biết họ có thể lập biểu đồ về sự chú ý của học sinh trong suốt thời gian sử dụng phần mềm. Bởi kết quả quét khuôn mặt từ các học sinh đều được đánh dấu thời gian, do đó các hướng dẫn viên có thể phân biệt được những em nào thường xuyên bị phân tâm nhất.
Không rõ chuyện gì diễn ra khi phần mềm đánh dấu một học sinh là không tập trung chú ý, hay đang trong tâm trọng "giận giữ" hay "buồn". Liệu điểm số của chúng có bị ảnh hưởng, hay cha mẹ chúng có được cảnh báo không? Theo một hướng dẫn viên thì phần mềm này đủ thông minh để thậm chí có thể phát hiện được khi nào một học sinh không cảm thấy khỏe, ngay trước cả khi giáo viên chú ý các dấu hiệu liên quan.
Nhưng cũng không rõ liệu công nghệ này có thực sự hoạt động như quảng cáo, hay liệu nó có bị sử dụng trong những bối cảnh khác hay không.
Theo một báo cáo cho biết các học sinh, cũng như tất cả chúng ta, đều rất lo ngại khi bị giám sát thường xuyên như vậy, nhưng cuối cùng chúng cũng cảm thấy phần mềm này là bình thường. Không rõ (lại không rõ!) liệu các bậc phụ huynh có được xin ý kiến trước khi phần mềm này được cài đặt hay không, nhưng các phản hồi từ mạng Internet tại Trung Quốc cho thấy chủ yếu bày tỏ thái độ tiêu cực: "Chúng (các học sinh) không phải là những cỗ máy học tập. Bất kỳ con người nào cũng có lúc nghĩ vẩn vơ" - một người dùng trên nền tảng microblog Sina Weibo cho biết.
Tại Mỹ, các trường học đã chuyển sang sử dụng công nghệ giám sát tiên tiến, bao gồm nhận diện khuôn mặt, với mục tiêu bảo vệ học sinh. Các trường tại bang New Mexico đã cài đặt các thiết bị cảm âm có khả năng phản ứng với tiếng súng nổ, còn các trường tại Arkansas đã triển khai một phần mềm nhận diện khuôn mặt để sàng lọc các vị khách ghé thăm trường.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI