Trường tiểu học với thiết kế tường "biến hình" cực sáng tạo tại Hàn Quốc

    Tuấn Hưng,  

    Đội ngũ thiết kế Daniel Valle Architects đã thổi một luồng gió mới vào không gian học tập vốn đã quá nhàm chán tại các trường tiểu học tại Hàn Quốc bằng những bức tường có khả năng "biến hình".

    Một trường tiểu học tại Hàn Quốc đã lắp đặt hệ thống tường có khả năng thay đổi hình dạng, nhằm thúc đẩy khả năng làm việc nhóm cũng như hiệu quả hoọc tập của học sinh.

    Dù bạn hỏi ai đi chăng nữa về khoảng thời gian của họ ở trường tiểu học, khả năng cao là bạn sẽ nhận được những câu trả lời giống nhau, về những lớp học nhàm chán với những bàn học nhỏ xíu kê thẳng hàng. Những lớp học tại các trường cấp 1 thường thiếu đi các yếu tố thú vị, và do đó trở nên đơn sơ, dễ gây nhàm chán.

    Quả thật là hết sức thú vị
    Quả thật là hết sức thú vị

    Cũng bởi điều này, một công ty kiến trúc nổi tiếng tại xứ sở kim chi với tên gọi Daniel Valle Architects đã đảm nhận công việc tái thiết kế một ngôi trường tiểu học nơi đây và mang lại cho nó một thay đổi ngoạn mục với ý tưởng về những bức tường đặc biệt. Hiện giờ, giáo viên tại trường DSSI ở Seoul hoàn toàn có thể thay đổi cấu trúc của phòng học sao cho phù hợp với các bài giảng hơn.

    Trong khi các ngôi trường truyền thống thường có 1 cửa dẫn ra hành lang hoặc lối đi giữa các tòa nhà, 1 cửa khác thông 2 phòng học với nhau thì tại đây – trường tiểu học DSSI, các kiến trúc sư đã tạo nên một không gian hoàn toàn mở. Để đạt được điều này, Daniel Valle Architects đã phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu, đồng nghĩa với việc phải phá hủy hoàn toàn công trình kiến trúc cũ tại đây và tái tạo lại toàn bộ phần nội thất.

    Sau khi hoàn thiện 2 phòng học hình “móng ngựa”, Daniel Valle tiến hành lắp đặt những bức tường với bản lề và có thể xoay quanh một trục cố định. Ý tưởng này không những tạo ra những phần không gian mới cho lớp học mà còn cung cấp cho các phòng nhỏ ánh sáng tự nhiên từ phía cửa sổ.

    Theo như dự án này, “Tới đây, chủ trương hoạt động mới của ngôi trường sẽ là chia sẻ không gian để học hỏi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các giáo viên thực hiện việc giảng dạy của mình,” thêm vào đó, “Không gian học tập và vui chơi đã được nới rộng gấp đôi trong hai phòng học hiện tại.”

    Điều khiến bản thiết kế này trở nên đặc biệt chính là cách các nhà thiết kế bố trí các bức tường. Chúng có thể mở ra hoàn toàn và khiến cho hai phòng học trở thành một, đồng nghĩa với việc thúc đẩy các hoạt động tập thể giữa hai nhóm.

    Hơn nữa, một khu riêng biệt khá kín đáo cùng với các giá treo khiến cho việc cất đồ của các em học sinh thuận tiện hơn rất nhiều. Chúng không còn phải “nhồi nhét” đồ của mình vào ngăn bàn bé xíu như trước nữa.

    “Một không gian mở trong học tập cũng gặp đôi chút bất lợi khi có người ngoài làm gián đoạn hay khi các hoạt động diễn ra chồng lên nhau,” công ty thiết kế cho biết, “Bởi vậy, chúng tôi đã tạo ra một hệ thống lớp học hoàn thiện hơn, khắc phục được bất lợi trên. Lớp học mới này sẽ hỗ trợ cả việc chia sẻ không gian mở khi học tập, đồng thời vẫn giữ được những khoảng riêng tư nhất định.”

    Với một cách thức hoàn toàn mới lạ và mang tính đột phá nhằm tăng cao hiệu quả của việc giảng dạy, ý tưởng được hiện thực hóa tại ngôi trường DSSI này dường như là phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng nhàm chán tại các lớp tiểu học.

    Theo Digital Trends

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ