Từ 31/12/2021 khai tử thẻ từ, thay bằng thẻ chip: Làm thế nào để phân biệt 2 loại thẻ này?
Để thuận tiện cho quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip và cũng để tránh sự nhầm lẫn không đáng có, dưới đây là cách phân biệt về hình dáng, chức năng của 2 loại thẻ này
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam mới đây đã chính thức gửi thông báo đến người dùng về việc chính thức ngừng hỗ trợ và không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc kể từ ngày 31/12/2021, dựa theo lộ trình đề ra tại Thông tư 41/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 28/12/2018.
Để tăng tính bảo mật cho khách hàng, các ngân hàng kể từ ngày 31/3/2021 đã dừng phát hành thẻ từ ATM cũ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới. Song song đó, các ngân hàng cũng đang tiến hành hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa nhằm bảo đảm thực hiện đúng lộ trình.
Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng nhận ra được sự khác nhau giữa thẻ ATM từ và thẻ ATM gắn chip. Để thuận tiện cho quá trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip và cũng để tránh sự nhầm lẫn không đáng có, dưới đây là cách phân biệt về hình dáng, chức năng của 2 loại thẻ này.
Thiết kế, hình dáng, độ bảo mật của thẻ từ khác thẻ chip như thế nào?
Về cơ bản, chỉ cần nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa thẻ từ và thẻ gắn chip.
Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất giữa thẻ từ và thẻ gắn chip
Với thẻ từ, mặt sau của thẻ có chứa một dải băng từ màu đen. Dải băng từ này chứa các thông tin cá nhân của chủ thẻ, được lưu dưới dạng văn bản. Khi khách hàng cắm thẻ vào máy ATM hay quẹt thẻ trên máy POS, thông tin cá nhân lưu trữ ở dải từ màu đen phía sau sẽ được đọc bởi các đầu đọc trong máy. Tuy nhiên, thông tin này có mức độ bảo mật thấp. Chỉ cần một thiết bị quẹt thẻ từ thông dụng trên thị trường, kẻ gian có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thẻ. Đây là lý do chính vì sao các ngân hàng muốn ngừng sử dụng loại thẻ này.
Với thẻ chip, đây là một loại thẻ gắn một vi mạch điện tử nằm ở mặt trước của thẻ. Con chip này có khả năng lưu trữ thông tin của chủ thẻ, vốn đã được mã hóa theo hệ nhị phân. Để tăng tính an toàn cho thẻ, thẻ chip sẽ tạo ra mật mã độc nhất và không bao giờ lặp lại mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch. Chỉ có ngân hàng phát hành thẻ mới có thể xác thực được mật mã này và cấp phép thực hiện giao dịch. Trong trường hợp thẻ của khách hàng bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó, chiếc thẻ giả sẽ không bao giờ hoạt động vì mã giao dịch bị trộm sẽ không dùng lại được, chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối.
Thẻ chip tích hợp nhiều công nghệ bảo mật bên trong
Một ưu điểm nữa của thẻ chip là có thể tích hợp tính năng thanh toán với các ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, giúp cho ngân hàng phát hành có thể gia tăng thêm các tiện ích cho khách hàng trên cùng một chiếc thẻ vật lý.
Bên cạnh đó, thẻ ATM gắn chip của các ngân hàng còn đi kèm theo tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) với nhận diện bằng biểu tượng cột sóng trên mặt trước thẻ. Nhờ tính năng này, khách hàng có thể không cần đem thể chip trên tay mà có thể để thẻ trong ví của mình. Để thanh toán 1 giao dịch, bạn chỉ cần chạm thẻ vào máy quẹt thẻ, không cần đưa nhân viên cà thẻ hoặc đưa chip vào máy. Điều này giúp hạn chế khả năng mất thẻ, đồng thời bảo mật thông tin đến mức tối đa, tránh việc kẻ gian lần thông tin qua cách này.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín