Tự chế dụng cụ đựng bút, thước và đồ linh tinh từ chai nhựa

    Phạm Thái Học,  

    Một cách để tái chế lại đồ dùng đã bỏ đi.

    Nếu bạn là một người làm việc văn phòng hoặc hoc sinh, sinh viên thì chắc hẳn bàn làm việc hay bàn học của bạn sẽ phải có rất nhiều bút, thước và đồ linh tinh phục vụ công việc học tập hay làm việc phải không nào? Và thường để gọn gàng, bạn hay dùng đến các hộp thủy tinh hay nhựa để đựng các vật dụng này nhằm giúp cho mọi thứ trở nên gọn gàng hơn.

    Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một dụng cụ có thể chứa được nhiều bút, thước và đồ linh tinh nhưng lại không mất nhiều chi phí thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn tự chế một món đồ khá phù hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

    Chuẩn bị

    - 1 Chai nhựa đựng nước ngọt rỗng.

    - Dao rọc giấy, 1 chiếc đinh và vài thứ linh tinh khác.

    Thực hiện

     Dùng dao rọc giấy cắt lấy phần đầu của chai nhựa.

    Dùng dao rọc giấy cắt lấy phần đầu của chai nhựa.

     Tiếp tục dùng dao cắt lấy phần đáy chai nhựa.

    Tiếp tục dùng dao cắt lấy phần đáy chai nhựa.

     Tiến hành khoan 1 lỗ ngay tâm của đáy chai nhựa.

    Tiến hành khoan 1 lỗ ngay tâm của đáy chai nhựa.

     Và tiếp tục khoan 1 lỗ tương tự trên nắp chai nhựa.

    Và tiếp tục khoan 1 lỗ tương tự trên nắp chai nhựa.

     Lắp 1 con ốc vào phần bên dưới đáy chai.

    Lắp 1 con ốc vào phần bên dưới đáy chai.

     Lật ngược đáy chai lại và đặt phần nắp chai lên.

    Lật ngược đáy chai lại và đặt phần nắp chai lên.

     Sau đó dùng keo để nối phần nắp và đáy chai, cũng như bao phủ phần đuôi của ốc vít.

    Sau đó dùng keo để nối phần nắp và đáy chai, cũng như bao phủ phần đuôi của ốc vít.

     Bây giờ bạn hãy đặt phần đầu chai lên và xoay nó xung quanh nút để cả 2 được kết nối với nhau “như chưa hề có cuộc chia ly”.

    Bây giờ bạn hãy đặt phần đầu chai lên và xoay nó xung quanh nút để cả 2 được kết nối với nhau “như chưa hề có cuộc chia ly”.

     Thế là xong, bây giờ công việc còn lại của bạn ứng dụng “tác phẩm” của chúng ta vào “thực tiễn cuộc sống”.

    Thế là xong, bây giờ công việc còn lại của bạn ứng dụng “tác phẩm” của chúng ta vào “thực tiễn cuộc sống”.

    Chúc bạn thành công.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ