Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi

    JD, Theo Pháp luật và bạn đọc 

    Một thí nghiệm với mong muốn tạo ra thiên đường cho các loài động vật, nhưng rốt cục lại mang đến thảm họa quá kinh khủng.

    Với Karin Schulting, cảnh tượng ngày hôm ấy giống như một cơn ác mộng vậy, với mùi hương của cái chết lan rộng không gian.

    "Đáng sợ tới mức chẳng còn lời nào để diễn tả. Đến giờ tôi vẫn ngửi thấy nó," - Schulting hồi tưởng.

    Schulting là một nhà hoạt động vì quyền lợi động vật tại Hà Lan. Trong nhiều năm, bà đã nghe thấy nhiều tin đồn rằng có gì đó không ổn tại Oostvaardersplassen - khu bảo tồn tự nhiên, còn được gọi là "Serengeti của Hà Lan" (Serengeti là tên khu bảo tồn khổng lồ tại châu Phi). Có điều khi đến đây vào năm 2017, bà mới tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy kinh khủng đến mức nào!

    "Chúng ta gọi đó là gì? Hẳn rồi, tử địa. Một tử địa không có chỗ chôn," - Schulting chia sẻ, nhớ lại những bộ xương và tử thi nằm la liệt trên cánh đồng.

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 1.

    Dự án phản tác dụng

    "Serengeti của Hà Lan" (Dutch Serengeti) là một dự án nhằm khôi phục tự nhiên tại mảnh đất phía đông Amsterdam. Tuy nhiên, dự án lại phản tác dụng. Môi trường đặc biệt vốn để hươu đỏ (hươu châu Âu), ngựa và các loài vật khác mặc sức tung hoành bỗng dưng trở thành một tử địa, khiến chúng chết hàng loạt với số lượng lên tới cả ngàn con.

    Oostvaardersplassen là một vùng đất chỉ mới xuất hiện từ năm 1968, khi nước biển rút đi để nhường chỗ cho 2 thành phố mới tại Hà Lan. Thập niên 1970, khu vực này vẫn phát triển rất kém. Thế rồi Frans Vera - nhà sinh thái học đã nghĩ ra một cách cực kỳ sáng tạo, sử dụng gia súc và động vật ăn cỏ để mô phỏng lại cách sống của các loài đã tuyệt chủng, qua đó biến Oostvaardersplassen trở thành khu vực phục hồi tự nhiên cực kỳ nổi tiếng, thậm chí còn được dựng thành phim vào năm 2013.

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 2.
     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 3.
     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 4.
     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 5.
     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 6.

    Nhưng rồi, mọi thứ trở nên phản tác dụng. Các loài vật ăn cỏ cỡ lớn được con người quá nuông chiều, chúng phát triển quá nhanh. Và hệ quả, hàng ngàn sinh vật đã chết đói ngay tại Oostvaardersplassen, nơi vốn phải là thiên đường cho các loài hươu, ngựa, và gia súc.

    "Thí nghiệm này đã hoàn toàn thất bại," - trích lời Patrick van Veen, một chuyên gia sinh học đã thành lập bản kiến nghị thu được 125.000 chữ ký để ngăn ngược đãi động vật tại Oostvaardersplassen. "Sẽ có khoảng 20% - 30% cá thể chết đói mỗi năm vì các lý do tự nhiên, nhưng số lượng sẽ tăng mạnh trở lại khi hè đến, và không có bất kỳ cơ chế kiểm soát nào. Thông thường phải có các loài săn mồi như sói, nhưng khu vực ấy quá nhỏ để chúng tồn tại."

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 7.

    Năm 2017, một hội đồng đặc biệt do chính quyền địa phương được thành lập đã kêu gọi phải kiểm soát các loài ăn cỏ theo đúng quy trình tự nhiên. Các loài ăn cỏ cỡ lớn chỉ nên chặn ở ngưỡng tối đa 1.500 cá thể nhằm ngăn thảm họa xảy đến vào mùa đông.

    Sai lầm từ logic

    Theo Frank Berendse - giáo sư bảo tồn và sinh thái học tại ĐH Wageningen, có một sự mâu thuẫn rất lớn trong phương pháp tiếp cận của thí nghiệm này.

    Cụ thể, dự án phục hồi tự nhiên tại Oostvaardersplassen vốn tiếp cận theo hướng "không can thiệp", với ý tưởng về một thế giới tự nhiên nhất. Nhưng thực tế, Oostvaardersplassen có rất nhiều thứ bị con người xen vào, khi ngay bản thân nó vốn là một vùng đất được con người lấy lại từ biển. Mực nước tại đây đã luôn được kiểm soát để đảm bảo mô hình chăn thả vận hành một cách tối ưu.

    Có một lần, lợn lòi xuất hiện khá nhiều ở khu bảo tồn, và các kiểm lâm quyết định bắn hạ chúng.

    "Họ làm theo ý tưởng 'không can thiệp', nhưng nếu tự nhiên hành xử khác với những gì họ muốn thấy thì lập tức sẽ có những biện pháp được áp dụng," - Berendse nhận xét. "Đúng vậy, nó rất mâu thuẫn."

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 8.

    Đầu thập niên 1990, các nhà quản lý quyết định mang hươu đỏ tới Oostvaardersplassen. Chúng sẽ hỗ trợ giải quyết các bụi cây già cỗi - thứ mà bò và ngựa không thể ăn. Nhưng đến đây lại có vấn đề xảy ra: với một khu bảo tồn, diện tích của Oostvaardersplassen là khá nhỏ, trong khi các loài ăn cỏ cỡ lớn xuất hiện ngày một nhiều. Chúng bị nhốt trong một hàng rào cỡ lớn, để tránh xung đột với con người.

    Các chuyên gia đã mong rằng những loài săn mồi như sói sẽ sớm xuất hiện nhằm giúp kiểm soát số lượng loài ăn cỏ. Nhưng chúng đã không tới, bởi diện tích như vậy là quá nhỏ. Hệ quả là số lượng các loài ăn cỏ cỡ lớn ngày một tăng, lên tới hơn 5000 con. Chúng được gom vào một khu vực chỉ 2500ha - cỡ 1/4 diện tích của Disney World.

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 9.

    Các loài vật ăn cỏ cỡ lớn chết vì đói

    Số lượng lớn, diện tích nhỏ nên khi mùa đông đến, các loài vật vốn phải tìm đến những nơi cao hơn để tìm kiếm thức ăn thì nay bị hàng rào chặn lại. Chúng chẳng còn nơi nào để đi nữa. Thế rồi, mùa đông kinh hoàng năm 2017 - 2018 đã tới, khi Karin Schulting lần đầu đến thăm Oostvaardersplassen.

    Thí nghiệm thất bại, mùa đông kinh hoàng và sự phẫn nộ từ công chúng

    Đó là một mùa đông lạnh lẽo, ẩm ướt và không có đủ thực vật cho các loài ăn cỏ cỡ lớn. Hơn 3000 trong số đó - 60% số ngựa, gia súc và hươu - đã chết ngay tại Oostvaardersplassen. Một thảm họa hủy diệt hàng loạt vì đói khát.

    Schulting là một nhà hoạt động vì quyền động vật, sau đó đã làm một bản kiến nghị để phản đối câu chuyện này. Trên Facebook, hàng loạt hình ảnh về xác các loài vật ở Oostvaardersplassen được chia sẻ rộng rãi. Cùng với đó là sự phẫn nộ dâng cao.

    Tháng 9/2018, nhà chức trách tại Flevoland đã tiến hành kêu gọi thay đổi chính sách quản lý ở Oostvaardersplassen, với kế hoạch giảm thiểu số lượng các loài động vật tại đây. Họ đặt trần giới hạn là 1.100 thú ăn cỏ cỡ lớn trong khu bảo tồn. Nghĩa là với gần 2000 con hươu còn sót lại, chúng sẽ phải bị bắn bỏ, sau đó xẻ thịt để bán làm thực phẩm cho con người.

     Tử địa giữa thiên đàng: Thí nghiệm phục hồi tự nhiên tại Hà Lan bỗng mang đến kết cục kinh hoàng chưa từng có, mùi vị chết chóc lan tỏa khắp nơi - Ảnh 10.

    Nhìn chung, chính sách "không can thiệp" gần như không còn ý nghĩa ở Oostvaardersplassen nữa. Nhiều người khẳng định khu bảo tồn này là một thất bại thực sự. Tuy nhiên, một số nhà sinh thái học lại nhận xét Oostvaardersplassen có một vai trò quan trọng hơn, đó là mang đến bài học cho các khu bảo tồn tương tự tại châu Âu.

    Rõ ràng, việc phục hồi tự nhiên cần phải được thực hiện ở quy mô lớn hơn, và phải cân nhắc các yếu tố để hoàn thiện hệ sinh thái - như động vật săn mồi. Theo Koen Arts - một nhà khoa học xã hội, quan niệm về bảo tồn thiên nhiên là cần phải tách biệt với con người. Nhưng thực tế, đây lại là lĩnh vực con người có rất nhiều ảnh hưởng - cả về xã hội, chính trị lẫn giá trị đạo đức.

    Còn theo Frans Vera - nhà sinh học người Hà Lan, sự phát triển của Oostvaardersplassen lại mang tới hệ quả quá đau đớn. Ông cảm thấy rằng có quá nhiều quan điểm trong lĩnh vực này, trong đó thường thể hiện sự thiên lệch, ưu tiên cho một số loài nhất định.

    "Một số người muốn có càng nhiều chim càng tốt. Số khác lại muốn nhiều bướm. Và nếu chim ăn bướm, lũ chim ấy sẽ bị bắn bỏ. Đó là hiện thực của bảo tồn tự nhiên."

    Hiện tại có thể xem thí nghiệm Oostvaardersplassen đã dừng lại. Vera cảm thấy hối tiếc, vì như vậy vẫn là quá sớm.

    "Bạn biết khu vực này có tuổi đời là bao lâu không? Mới chỉ từ 1968 thôi. Nó giống như một đứa trẻ, và giờ chúng ta phải kỳ vọng nó hành xử như một người trưởng thành."

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ