Từ hôm nay 1/5/2018, cước kết nối cuộc gọi giữa 2 mạng di động sẽ dao động từ 400 - 440 đồng/phút, thay cho mức từ 500 – 550 đồng/phút như hiện nay, tức là giảm khoảng 20%.
- Chủ sở hữu nhà mạng Sprint, tập đoàn SoftBank chuẩn bị cho thương vụ IPO mảng điện thoại di động với giá trị lớn nhất lịch sử Nhật Bản
- Mạng di động quá chậm ư? Đừng lo, Samsung đang lên kế hoạch nâng tốc độ của nó lên gấp 600 lần
- Thuê bao di động 11 số sắp được đổi mã mạng còn 10 số
- Mỗi cá nhân chỉ được sử dụng không quá 3 SIM/mạng di động
Theo thông tư 48/2017/TT-BTTTT ra ngày 29/12/2017 quy định từ ngày 1/5/2018, giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động được áp dụng như sau, trường hợp gọi đến số thuê bao của nhà mạng Viettel, mạng di động gọi đi phải trả cho Viettel 400 đồng/phút; gọi đến số thuê bao của các nhà mạng MobiFone, VinaPhone, VietnamMobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động toàn cầu (Gtel Mobile), mạng di động gọi đi phải trả cho nhà mạng này 440 đồng/phút.
Trước đây, giá cước kết nối dao động từ 500 đồng-550 đồng/phút. Như vậy, mức cước mới sẽ giảm 20% so với mức cước hiện hành.
Thông tư 48 cũng quy định cụ thể về giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng điện thoại cố định nội hạt vào di động. Theo đó, mạng điện thoại cố định nội hạt thực hiện cuộc gọi đến mạng di động thì phải trả cho nhà mạng di động 320 đồng/phút. Giá cước nêu trên đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Để bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau, hạn chế cuộc gọi rác, tin nhắn rác, Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất được ban hành, trên tinh thần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ thông tin di động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI