Từ quyết định bán mình của Toshiba, nhìn lại những cú sập đầy tiếc nuối của các "siêu tượng đài" Nhật Bản
Những cái tên nổi tiếng trong ngành công nghệ Nhật Bản đã “sụp đổ” ra sao?
- Chuyên gia giải mã thương vụ GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư vào Be Group, chỉ ra mấu chốt quyết định 90% khả năng thành công
- Lộ diện công cụ AI chuyển văn bản thành video trong vài giây, chỉ cần nhập lời nhắc sẽ nhận lại nội dung theo đúng yêu cầu
- Hàng nghìn người đã bị lừa theo cách này: Dùng deepfake giả mạo giọng nói người thân vay tiền - Nghe quá giống thật, tin tưởng chuyển tiền ngay!
Toshiba “bán mình” cho Japan Industrial Partners
Gần đây, nhiều người trong ngành đã “ngỡ ngàng” trước thông tin tập đoàn điện máy khổng lồ Toshiba đã “bán mình” cho Japan Industrial Partners (JIP) với giá 2 nghìn tỷ Yên, khoảng 15,3 tỷ USD.
Đã có thời kỳ, Toshiba là đơn vị sản xuất các sản phẩm gia dụng điện tử, máy tính và thiết bị y tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên từ năm 2015, Toshiba đã gặp nhiều rắc rối khi bị lộ ra rằng 230 tỷ Yên - lợi nhuận trước thuế trong 7 năm của tập đoàn này chỉ là một con số “ảo”. Từ đó, Toshiba cũng đã gặp nhiều rắc rối trong hoạt động kinh doanh và chính thức đi đến hồi kết vào tháng 3 năm nay.
Tuy nhiên, quay ngược thời gian, trước gã khổng lồ này, Nhật Bản cũng đã chứng kiến nhiều “ông lớn” trong ngành “sa cơ lỡ vận” và phải “bán mình” cho các tập đoàn khác.
Sharp ‘bán mình’ cho Foxconn
Vào những năm 1980, Sharp nổi tiếng trong ngành bởi các dòng máy tính cao cấp, đầu băng VCR và máy nghe nhạc cassette cầm tay. Tập đoàn này đã mạo hiểm đầu tư lớn vào sản xuất tivi LCD và màn hình - một khoản cược đem lại lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, sau đó, đồng Yên tăng giá và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu sụt giảm. Sharp đứng trên bờ vực phá sản suốt nhiều năm nhưng cũng được một số ngân hàng “giải cứu” 2 lần.
May mắn không mỉm cười lần nữa. Vào năm 2015, tập đoàn này đã thông báo lỗ nặng và phải cắt giảm khoảng 5.000 nhân sự trên toàn cầu. Với nhiều doanh nghiệp tại các nước khác, đây có thể không phải con số “lớn lao” gì.
Bởi khi nhìn lại các tập đoàn hiện nay như Facebook, Amazon, Twitter,... với mức cắt giảm nhân viên có đợt lên đến hơn 10 nghìn người thì 5.000 nhân sự quả thực không thể “tạo lên cơn sóng”. Tuy nhiên, theo Keith Henry, nhà sáng lập Asia Strategy tại Tokyo, 5.000 là một con số lớn tại Nhật Bản bởi quốc gia này luôn có chủ trương cố gắng giúp nhân viên không thất nghiệp.
Cuối cùng, vào năm 2016, Sharp chính thức “bán mình” cho Foxconn - một công ty sản xuất thiết bị điện tử của Đài Loan (Trung Quốc).
Thỏa thuận này đã đánh dấu thương vụ mua lại lớn nhất giữa một công ty nước ngoài đối với ngành công nghệ nội địa của Nhật Bản tại thời điểm đó.
Theo thông tin do The Wall Street Journal cung cấp, Foxconn sẽ trả khoảng 3,8 tỷ USD để mua 2/3 cổ phần tập đoàn Nhật Bản. Theo một số nguồn tin, đây là con số quá “rẻ” so với một tập đoàn có tên tuổi như Sharp.
Sanyo “bán mình” cho Panasonic
Một thời, Sanyo từng là nhà sản xuất sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn thứ ba Nhật Bản chuyên bán pin điện thoại di động và thiết bị gia dụng. Sanyo cũng là một cái tên quen thuộc trên toàn cầu và còn sở hữu bất động sản cao cấp tại Piccadilly Circus - một trong những điểm du lịch hàng đầu ở London (Anh). Năm 1978, tập đoàn đã bắt đầu hoạt động quảng bá tại đây bằng việc đặt một biển quảng cáo neon khổng lồ.
Đến những năm 2000, Sanyo đã đối mặt với “cuộc chiến” kéo dài khi phải “vật lộn” với sự cạnh tranh đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng Yên Nhật cũng mạnh lên khiến hàng xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn. Điều này gây áp lực tới các nhà sản xuất và buộc họ phải hợp nhất. Vì thế, Panasonic đã tiếp quản Sanyo vào năm 2009 với mức giá là 9,4 tỷ USD, theo dữ liệu từ Reuters.
Cũng như tập đoàn của nó, tấm biển neon lớn ở Piccadilly Circus cuối cùng cũng trở thành “nạn nhân” từ sự phát triển không ngừng của công nghệ. Sanyo đã nhận được đề nghị thay bảng quảng cáo neon thành màn hình LED - cho phép hiển thị hình ảnh động. Tuy nhiên, thương hiệu lại nói rằng mình không thay đổi vì lý do kinh tế. Cuối cùng đến năm 2011, tấm biển đại diện cho “tia sáng” cuối cùng của Sanyo chính thức tắt hẳn.
Theo Kazumasa Kubota, một nhà phân tích đến từ Công ty chứng khoán Osaka, hợp đồng mua bán này là một món hời đối với Panasonic. Panasonic vốn là nhà sản xuất tivi plasma còn Sanyo “từng” là thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất pin sạc. Với thương vụ “bán mình”, Panasonic sẽ có trong tay tất cả các bằng sáng chế công nghiệp xanh cũng như kỹ thuật tiên tiến của Sanyo.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?