Tự tạo giao diện Windows 10 theo ý muốn và có thể sử dụng trên mọi máy tính

    Phạm Thái Học,  

    Cá nhân hóa giao diện Windows 10, và dùng nó ở bất cứ máy tính nào bạn thích.

    Ở phiên bản Windows 10 Creators Update, Microsoft cho phép người dùng có thể tìm và tải các bộ giao diện được tạo sẳn từ Windows Store. Nhưng ngoài các giao diện do Microsoft tạo ra, người dùng cũng có thể tự tạo các giao diện tùy chỉnh theo ý muốn cho Windows 10 bằng cách khai thác các thiết lập trong Settings.

    Bài viết này chúng ta sẽ tham khảo chi tiết cách sử dụng các thiết lập tùy chỉnh về giao diện trên Windows 10 Creators Update để tự tạo cho mình một giao diện ưng ý nhất. Và từ đó, sử dụng nó trên các máy tính chạy Windows 10 Creators Update nào nếu muốn. Nếu bạn quan tâm, mời tham khảo nội dung sau đây.

    Bước 1 – Truy cập vào phần menu giao diện của Windows 10 Creators Update

    Có 2 cách để người dùng có thể truy cập vào mục thiết lập giao diện trên Windows 10 Creators Update. Bao gồm:

     Nhấn phải chuột vào desktop và chọn “Personalize”.

    Nhấn phải chuột vào desktop và chọn “Personalize”.

     Và cách còn lại là mở Settings, sau đó nhấp vào “Personalization”.

    Và cách còn lại là mở Settings, sau đó nhấp vào “Personalization”.

     Kế đến, bạn chỉ việc nhấn vào nhóm thiết lập “Themes” là được.

    Kế đến, bạn chỉ việc nhấn vào nhóm thiết lập “Themes” là được.

    Đây sẽ là khu vực quản lý về giao diện của Windows 10 Creators Update.

    Bước 2 – Thay đổi hình nền cho desktop

    Ở bước này, chúng ta sẽ tiến hành thay đổi hình nền cho desktop. Có thể nói đây là bước quan trọng nhất vì giao diện của bạn có đẹp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố hình nền. Ở đây tùy theo ý thích mà bạn có thể chuẩn bị một bộ hình nền theo chủ đề mình muốn.

     Nếu bạn chưa có gợi ý nào về chủ đề hình ảnh hay chưa có hình ảnh nào ưng ý, bạn có thể sử dụng bộ ảnh nền trong bài này.

    Nếu bạn chưa có gợi ý nào về chủ đề hình ảnh hay chưa có hình ảnh nào ưng ý, bạn có thể sử dụng bộ ảnh nền trong bài này.

     Giờ bạn hãy tiến hành thay đổi hình nền cho desktop bằng cách nhấp vào lựa chọn Background.

    Giờ bạn hãy tiến hành thay đổi hình nền cho desktop bằng cách nhấp vào lựa chọn Background.

     Nhấp vào ô Background và lựa chọn “Slideshow”. Tiếp theo, hãy nhấp vào “Browse” ở dòng Choose album for your slideshow và điều hướng đến thư mục hình nền mà bạn đã chuẩn bị ở trên.

    Nhấp vào ô Background và lựa chọn “Slideshow”. Tiếp theo, hãy nhấp vào “Browse” ở dòng Choose album for your slideshow và điều hướng đến thư mục hình nền mà bạn đã chuẩn bị ở trên.

     Bạn có thể điều chỉnh thời gian chuyển đổi hình ảnh ở mục “Change picture every”, cho phép thay đổi ảnh lộn xộn không theo thứ tự bằng lựa chọn “ON” ở mục “Shuffle”. Và chọn hình thức hiển thị ảnh ở mục “Choose a fit”.

    Bạn có thể điều chỉnh thời gian chuyển đổi hình ảnh ở mục “Change picture every”, cho phép thay đổi ảnh lộn xộn không theo thứ tự bằng lựa chọn “ON” ở mục “Shuffle”. Và chọn hình thức hiển thị ảnh ở mục “Choose a fit”.

    Bước 3 – Thay đổi màu chủ đạo

    Đây là lựa chọn màu sắc nổi bật sẽ xuất hiện ở những vị trí nhất định trong giao diện người dùng. Lựa chọn thiết lập này sẽ ảnh hưởng đến màu nền của Start Menu, thanh tác vụ, menu hệ thống và một số khu vực khác nữa.

     Để lựa chọn màu chủ đạo cho giao diện của chúng ta, bạn hạy truy cập vào lựa chọn “Colors”.

    Để lựa chọn màu chủ đạo cho giao diện của chúng ta, bạn hạy truy cập vào lựa chọn “Colors”.

     Tại đây, bạn sẽ được cung cấp một số các lựa chọn màu sắc thông dụng để lựa chọn. Nếu muốn Windows 10 tự thay đổi màu chủ đạo dựa theo hình nền, bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn “Automatically pick an accent color from my background”. Còn nếu muốn tự mình lựa chọn màu sắc theo ý muốn, hãy nhấp vào “Custom colour”.

    Tại đây, bạn sẽ được cung cấp một số các lựa chọn màu sắc thông dụng để lựa chọn. Nếu muốn Windows 10 tự thay đổi màu chủ đạo dựa theo hình nền, bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn “Automatically pick an accent color from my background”. Còn nếu muốn tự mình lựa chọn màu sắc theo ý muốn, hãy nhấp vào “Custom colour”.

     Ngoài ra, Microsoft còn cung cấp cho người dùng một số các thiết lập màu sắc mở rộng như cho phép áp dụng hiệu ứng trong suốt với lựa chọn “Transparency effects”. Cho phép áp dụng màu chủ đạo cho các yếu tố về giao diện người dùng bổ sung ở một số khu vực như Start, taskbar, action center và title bar. Và cuối cùng là lựa chọn chế độ màu cho các ứng dụng.

    Ngoài ra, Microsoft còn cung cấp cho người dùng một số các thiết lập màu sắc mở rộng như cho phép áp dụng hiệu ứng trong suốt với lựa chọn “Transparency effects”. Cho phép áp dụng màu chủ đạo cho các yếu tố về giao diện người dùng bổ sung ở một số khu vực như Start, taskbar, action center và title bar. Và cuối cùng là lựa chọn chế độ màu cho các ứng dụng.

    Bước 4 – Thay đổi âm báo hệ thống

    Với lựa chọn này, bạn có thể điều chỉnh các âm báo hệ thống cho từng tác vụ cụ thể ở Windows. Cụ thể như sau:

     Nhấp chọn “Sounds”.

    Nhấp chọn “Sounds”.

     Cửa sổ thiết lập âm báo hệ thống xuất hiện. Lúc này, bạn hãy lần lượt nhấp vào các tác vụ nằm trong ô Program Events, Windows sẽ hiển thị lựa chọn âm báo mặc định của tác vụ đó ở dòng “Sounds”. Bạn có thể nhấp vào “Test” để nghe thử. Hoặc “Browse…” để điều hướng đến tập tin âm thanh (có định dạng WAV) mà bạn đã chuẩn bị trước đó để thay thế cho âm báo mặc định.

    Cửa sổ thiết lập âm báo hệ thống xuất hiện. Lúc này, bạn hãy lần lượt nhấp vào các tác vụ nằm trong ô Program Events, Windows sẽ hiển thị lựa chọn âm báo mặc định của tác vụ đó ở dòng “Sounds”. Bạn có thể nhấp vào “Test” để nghe thử. Hoặc “Browse…” để điều hướng đến tập tin âm thanh (có định dạng WAV) mà bạn đã chuẩn bị trước đó để thay thế cho âm báo mặc định.

     Trường hợp nếu thích một âm báo có sẳn trên hệ thống, bạn hãy nhấp vào lựa chọn “Sounds” để mở danh sách các âm báo mặc định trong Windows 10.

    Trường hợp nếu thích một âm báo có sẳn trên hệ thống, bạn hãy nhấp vào lựa chọn “Sounds” để mở danh sách các âm báo mặc định trong Windows 10.

    Khi các thiết lập âm báo đã theo ý muốn, bạn hãy nhấn Apply > OK để lưu lại.

    Bước 5 – Thay đổi biểu tượng chuột

     Lựa chọn này không khác gì so với các phiên bản Windows khác nên bạn có thể thay đổi hoặc không thay đổi cũng không sao.

    Lựa chọn này không khác gì so với các phiên bản Windows khác nên bạn có thể thay đổi hoặc không thay đổi cũng không sao.

    Bước 6 – Hoàn tất

    Khi mọi thiết lập về giao diện đã ưng ý với ý thích của bạn, giờ bạn có thể tiến hành lưu lại bằng cách sau đây.

     Nhấp vào “Save Theme”.

    Nhấp vào “Save Theme”.

     Đặt tên cho giao diện mới mà bạn vừa tạo.

    Đặt tên cho giao diện mới mà bạn vừa tạo.

     Khi đã hoàn tất việc lưu lại, giao diện của bạn sẽ xuất hiện ở khu vục “Apply a theme” bên dưới. Lúc này, để đóng gói lại và sử dụng cho máy tính khác, bạn hãy nhấn phải chuột vào giao diện mới lưu và chọn “Save theme for sharing”.

    Khi đã hoàn tất việc lưu lại, giao diện của bạn sẽ xuất hiện ở khu vục “Apply a theme” bên dưới. Lúc này, để đóng gói lại và sử dụng cho máy tính khác, bạn hãy nhấn phải chuột vào giao diện mới lưu và chọn “Save theme for sharing”.

     Chọn vị trí xuất ra tập tin.

    Chọn vị trí xuất ra tập tin.

     Quá trình đóng gói sẽ diễn ra.

    Quá trình đóng gói sẽ diễn ra.

     Thế là xong, giờ bạn có thể sao chép gói tin giao diện này và cài đặt nó trên bất cứ máy tính chạy Windows 10 Creators Update nào mình muốn.

    Thế là xong, giờ bạn có thể sao chép gói tin giao diện này và cài đặt nó trên bất cứ máy tính chạy Windows 10 Creators Update nào mình muốn.

    Rất đơn giản phải không?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ