Xạ thủ người Canada Arron Perry là 1 trong 3 tay súng huyền thoại của những năm đầu thế kỷ XXI từng tham gia các chiến dịch của NATO tại Afghanistan.
Lập kỷ lục Guinness với cú bắn từ cự ly 2.310m
Cú bắn của Arron Perry được ghi nhận từ cự ly 2.310m, hạ gục một tay bắn tỉa khác của Taliban. Theo lời kể của các nhân chứng thì đối thủ của Perry còn không biết được anh ở vị trí nào và khi bị trúng đạn thì mọi chuyện đã quá muộn. Cú bắn của Perry được đánh giá là một trong nhiều phát súng ghi dấu lịch sử với cự ly trên 2.000m. Ngay lập tức, Perry được ghi nhận là người có cú bắn từ cự ly xa nhất và được ghi tên vào Kỷ lục Guinness thế giới năm 2002.
Perry là một trong 3 xạ thủ của một đội trinh sát bắn tỉa 5 người thuộc Quân đội Canada tại Afghanistan. Nhóm trinh sát bắn tỉa này trực thuộc Quân đoàn Patricia (PPCLI), 1 trong 3 Lực lượng của Canada tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
Arron Perry (người ở gần) với một khẩu Thor XM408 năm 2005.
Thần đồng bắn tỉa số một tại Canada Youth
Arron Perry sinh ngày 22-8-1976, trong một gia đình quý tộc ở miền nam Canada, từ nhỏ Perry đã được cha mình dạy bắn súng với những khẩu M16 và Thompson. Perry luôn được cha dẫn theo trong các buổi bắn súng của Câu lạc bộ bắn súng Ottawa và những buổi đi săn.
Trong khi bạn bè chơi đồ chơi, thì Perry chơi với những khẩu súng và nhanh chóng thể hiện tài thiện xạ. Khẩu súng đầu tiên của Perry là một khẩu Sig Sauer P225, loại súng ngắn lừng danh của Hoa Kỳ. Sau đó, Perry tham gia rất nhiều Trại hè do Quân đội Canada tổ chức và được mệnh danh là “Thần đồng bắn tỉa số một tại Canada Youth”.
Canada Youth là một trại hè do quân đội Canada tổ chức dành cho các thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi. Tại đây, Perry đã có những phát súng từ cự ly 300m và đạp đổ hàng loạt các kỷ lục của Trại Canada Youth. Sau đó, năm 19 tuổi, Perry tình nguyện gia nhập Quân đội Canada. Khởi đầu với vị trí binh nhì, Perry đã liên tục ghi điểm trong mắt các sĩ quan chỉ huy PPCLI với những phát súng cực kỳ chính xác. Độ chính xác của các phát súng mà Perry bắn được đánh giá là chính xác đến từng milimet.
Khẩu MacMillan Tac-50 của Arron Perry.
Đội quân tử thần
Khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu, PPCLI cũng tham chiến với vai trò là Quân đội gìn giữ Hòa bình trực thuộc Quân đội Liên hợp quốc và NATO. Đội bắn tỉa của Perry gồm 5 thành viên, trong đó có thượng sĩ Rob Furlong. Rod Furlong là người phá kỷ lục của Perry khi có cú bắn từ cự ly 2.430m chỉ 15 ngày sai cú bắn làm nên tên tuổi của Perry.
Đội bắn tỉa Canada được đánh giá là lực lượng tiêu diệt được nhiều tay súng Taliban nhất trong suốt chiến dịch Anaconda tại Afghanistan, Với hai tay súng tên tuổi nhất thế giới là Arron và Rob, đội bắn tỉa này được các xạ thủ Hoa Kỳ và Anh gọi với cái tên “Đội quân tử thần”. Cả 2 ngôi sao của đội trinh sát bắn tỉa này đều sử dụng loại súng bắn tỉa MacMillan Tac-50, một khẩu súng rất được ưa chuộng hiện nay của Hoa Kỳ. Nó sử dụng chung các loại đạn bắn tỉa và cả loại đạn bắn tỉa cỡ lớn .50 BMG. Hiện nay, trong quân đội Canada và Hoa Kỳ thì Tac-50A1 và Thor XM408 là 2 khẩu súng bắn tỉa tiêu chuẩn với kích cỡ tương đương và có gia tốc đầu đạn không thua kém nhau là mấy.
Tuy nhiên, 7 năm sau thành tích của 2 xạ thủ này, một xạ thủ của Quân đội Hoàng gia Anh là Thượng sĩ Craig Harrison đã phá vỡ kỷ lục của Rob với 1 cú bắn từ cự ly 2.415m và nhanh chóng được công nhận là phát súng xa nhất trong suốt thập kỷ đầu tiên thế kỷ XXI. Cho đến nay, kỷ lục của Craig Harrison vẫn chưa có bất kỳ xạ thủ bắn tỉa nào phá vỡ được. Arron Perry, Rob Furlong và Craig Harrison được các xạ thủ Hoa Kỳ gọi là "Những xạ thủ ngoài hành tinh" sau những thành tích quá xuất sắc của họ.
Sau nhiều chiến tích tại Afghanistan, đội trinh sát bắn tỉa của Perry được phong tặng huân chương ngôi sao bạc, riêng Perry thì được Quân đội Hoa Kỳ phong tặng huân chương chữ thập và Rob được Chính phủ Pháp phong tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vì những đóng góp xuất sắc của mình trong chiến dịch Anaconda và cuộc chiến chống quân khủng bố Tabliban tại Afghanistan.
Rob Furlong trong vai trò là nhà phân tích kỹ thuật trong một buổi giới thiệu súng của MacMillan.
Lắm tài nhiều tật
Arron Perry vào năm 2002 trong chiến dịch Anaconda tại Afghanistan.
Tuy nhiên, sau đó, có vô số những lùm xùm và tai tiếng vây quanh Perry. Giữa năm 2002, theo các nhân chứng của Quân đội Hoa Kỳ, Perry đã vi phạm nghiêm trọng công ước và luật chiến tranh Geneva khi liên tục nhục mạ các tù binh Taliban. Đặc biệt, Perry còn dùng dao chặt ngón tay của một xác chết tay súng Taliban, sau đó lấy thuốc lá nhét vào miệng cái xác. Perry còn lấy một tấm bảng ghi vào đó dòng chữ “Mẹ kiếp chủ nghĩa khủng bố” và treo những cái xác này trên đường phố thị tại thung lũng Shahi Kot.
Lực lượng quân cảnh của Hoa Kỳ còn tìm thấy được vô số bằng chứng của Perry khi anh thực hiện những hành động tương tự với những cái xác khác trong suốt chiến dịch Anaconda. Tuy nhiên, 10 tháng sau khi bị kết tội, Tòa án binh Hoa Kỳ và NATO đã phải kết thúc vụ án và xử trắng án cho Perry khi không có đầy đủ bằng chứng.
3 năm sau, các phóng viên ảnh công bố những bức ảnh tại chiến dịch Anaconda và kết luận rằng phát súng từ cự ly 2.310m không phải là do Perry thực hiện mà là do Thượng sĩ Rob Furlong. Thế nhưng, cả 2 đã lên tiếng phản đối và sau nhiều cuộc điều tra, đầu đạn trong xác tay súng bắn tỉa Taliban hoàn toàn trúng khớp với vỏ đạn từ khẩu Tac-50 của Perry, đó là loại đạn hoàn toàn giống với của Rob là loại Hornady A-MAX cỡ đạn là .50 BMG được cung cấp bởi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Sau quá nhiều tai tiếng, Perry đã đệ đơn xin được giải ngũ. Hiện Perry mở một cửa hàng súng trường tại Bang Florida, và có một trường bắn nhỏ tại đây. Khẩu súng Tac-50 của Perry hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Quân đội NATO tại Hoa Kỳ.
Theo Soha
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"