Tự tin khẳng định: “Tôi thành công rồi, không cần may mắn. Tôi không cần chứng minh sản phẩm vì sản xuất không đủ bán” nhưng startup này ra về tay trắng
Đến gặp “cá mập”, hai nhà đồng sáng lập Ngôi Nhà Hoa Mẫu Đơn (Peony Home) Bảo Nam và Trang Nguyễn mong muốn gọi 10 tỷ cho 20% cổ phần để mở rộng số cửa hàng, diện tích kho và đầu tư cho thương mại điện tử.
Đạt lợi nhuận 45%/năm và kêu gọi 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần
Đúng như tên gọi khá mỹ miều, Peony Home là hệ thống kinh doanh các sản phẩm nội thất và trang trí trong nhà theo mùa, hướng đến khách hàng cao cấp. Hệ thống này đang có 6 cửa hàng tại TP HCM, 2 cửa hàng nhượng quyền tại Hà Nội và Đà Nẵng. Đồng sáng lập kiêm CEO Bảo Nam cho hay, từ tháng 1 đến giữa tháng 11/2017, công ty đạt được doanh thu là 32 tỷ đồng, lợi nhuận 7 tỷ đồng.
“Số liệu của một công ty kiểm toán thì từ tháng 1 đến 30/11 thì chúng tôi có lợi nhuận là 45%/năm.
Doanh thu toàn bộ hệ thống là 32 tỷ đồng/năm, riêng TP HCM là 24 tỷ đồng. Chúng tôi đã nhượng quyền một cửa hàng ở HN và Đà Nẵng với mức 300 triệu đồng/năm”, Bảo Nam cho biết.
Mặc dù tình hình làm ăn của Peony Home đang thuận lợi, nhưng “cá mập” đến từ Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP HCM (BSSC) từ chối đầu tư vì triển vọng phát triển hệ thống còn nhỏ do thói quen thay đổi décor trong nhà theo mùa của người Việt chưa nhiều. SharkTrần Anh Vương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings, cũng quyết định không đầu tư vào thương vụ này.
“Tôi không cần chứng minh sản phẩm vì sản xuất không đủ bán”
Bảo Nam khẳng định mong chờ nhận xét của Shark Thái Vân Linh nhất.
“Một trong những người ở đây em rất thích là chị Linh. Em xin ý kiến của chị Linh”, founder Bảo Nam khẳng định. Lý do là: “Khi em chọn một người bạn trên một chiếc thuyền, em có cảm tình với phụ nữ hơn. Phụ nữ không chỉ quan tâm đến bản thân mà quan tâm đến không gian sống hơn là người đàn ông”, Bảo Nam nói thêm.
“Cái đầu tiên là đèn cầy làm cho phòng trong nhà thơm. Đa số sản phẩm của bạn đánh mạnh vào yếu tố này. Chị không biết nhà sản xuất và khá tình nghi là sản phẩm có gì trong đó. Nhà chị đang có em bé. Trước đó chị rất thích làm thơm phòng. Có bé rồi hạn chế và phải tin vào thương hiệu đó”, Shark Linh nhận định.
“Thực sự em không cần chứng minh. Sản xuất hiện không đủ để bản. Họ tình nghi nhưng mua rồi sài thử sẽ quay lại”, Bảo Nam khẳng định.
“Để họ mua lần đầu khó hơn quay trở lại. Nên em phải đầu tư nhiều vào marketing. Em dùng hết để xây dựng hệ thống nên không còn tiền để marketing. Đường đi của em còn dài nên chị không đầu tư”, Shark Linh đưa ra quyết định.
Các cá mập trong chương trình.
Từ chối đề nghị đầu tư của Shark Hưng và Shark Phú và “Em đã thành công rồi. Không cần may mắn”
Dẫu vậy, Peony Home vẫn có hai cơ hội nhận vốn.
Shark Phú đề nghị 10 tỷ cho 30% cổ phần và giải ngân theo tiến độ và nhận được lời đáp của Bảo Nam: “Em rất cám ơn nhưng tiền theo phân kỳ thì em làm được rồi. Em cần tiền để đầu tư vào kho”.
Shark Hưng sau khi đưa ra nhiều lợi thế của bản thân như: “Em tiếp cận chị Linh là sai rồi. Anh phân phối bất động sản lớn nhất Việt Nam. Hàng vạn ngôi nhà anh bán ra thì đó là cơ hội tốt cho em” thì đề nghị 10 tỷ đồng cho 37% với sự tham gia của ông và ông Phú.
Tuy nhiên, founder từ chối cả 2 deal trên.
Kết thúc cuộc thương thuyết, Shark Linh chúc founder gặp nhiều may mắn và Bảo Nam khẳng định: “Em đã thành công rồi và không cần may mắn”.
Về Peony Home:
- Peony Home là hệ thống kinh doanh các sản phẩm nội thất và trang trí trong nhà theo mùa, hướng đến khách hàng cao cấp. Hệ thống này đang có 6 cửa hàng tại TP HCM, 2 cửa hàng nhượng quyền tại Hà Nội và Đà Nẵng.
- Lĩnh vực: Trang trí nhà cửa và nội thất.
- Từ tháng 1 đến giữa tháng 11/2017, công ty đạt được doanh thu là 32 tỷ đồng, lợi nhuận 7 tỷ đồng.
- Kêu gọi 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty.
- Kết quả: Không nhận được đầu tư.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI