Từ vùng đất ma không ai dám bén mảng, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bỗng hóa xứ sở thần tiên đẹp lịm tim qua lăng kính của nhiếp ảnh gia
Từ vùng đất ma không ai dám bén mảng, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bỗng hóa xứ sở thần tiên đẹp lịm tim qua lăng kính của nhiếp ảnh gia
- Vòng tay 199 USD trên Amazon sẽ giật bạn 1 phát 350 volt nếu sa đà vào thói hư tật xấu
- Trên Facebook có hẳn 1 cộng đồng bị ám ảnh bởi hạt đậu, cho đậu vào tất cả mọi thứ
- Dùng “đồng hồ đo thời gian luộc trứng” trong một bữa tối quan trọng, Buffett chỉ ra bài học lãnh đạo theo cách kỳ quặc và tuyệt vời nhất
Hơn 32 năm trước vào tháng 4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Một vùng cách ly có bán kính hơn 40km xung quanh nhà máy được xác lập, hàng chục ngàn người phải sơ tán, 31 công nhân nhà máy và nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong thảm họa do bệnh bức xạ cấp tính. Hàng ngàn người sau đó cũng đã chết vì các bệnh liên quan đến phóng xạ.
Từ một thành phố xinh đẹp với 50.000 người sinh sống, Pripyat trở nên hoang vắng và không bóng người kể từ ngày kinh hoàng hơn 30 năm trước.
Vụ nổ năm ấy đã gây ra nỗi ám ảnh khiếp đảm mà đến tận ngày nay, mỗi khi nhắc đến người ta vẫn không khỏi rùng mình. Hơn 3 thập kỷ trôi qua, vùng đất "chết chóc" dần trở thành nơi hoang vắng không một ai dám đến trồng trọt, sinh sống hay dựng nhà ở.
"Chernobyl là một trong số những nơi nguy hiểm nhất mà tôi từng tới. Dù không gian xung quanh thanh bình, người ta vẫn không thể né tránh cảm giác lạnh người khi ở nơi này", nhà sản xuất phim tài liệu Danny Cooke nói sau nhiều lần tới thăm Chernobyl và các thành phố bị bỏ hoang gần Pripyat.
Gần đây, những ký ức về Chernobyl như được "sống lại" nhờ chương trình truyền hình có tên "Chernobyl" do đài HBO (Mỹ) thực hiện, mới được chiếu vào tháng 5/2019. Tầng lớp trẻ tuổi, những người không được chứng kiến tận mắt thảm họa hạt nhân khủng khiếp năm ấy, cũng có dịp được biết về lịch sử, về quá khứ đau thương không biết bao giờ mới có thể xóa nhòa.
Những mẫu vật bị bỏ lại trong phòng thí nghiệm.
Cậu bé Vova, 15 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Ung thư Trẻ em ở thành phố Minsk năm 2000.
Nhiều đứa trẻ mắc dị tật hoặc bệnh nguy hiểm như ung thư ngay từ khi chào đời vì cha, mẹ nhiễm phóng xạ từ vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.
Năm 2018, nhiếp ảnh gia Vladimir Migutin đã mạo hiểm tiến vào khu vực cấm Chernobyl ở thành phố Pripyat (Ukraine) mang theo một chiếc camera hồng ngoại của Kolari Vision.
Vladimir chia sẻ với Bored Panda: "Đó là một quyết định bộc phát. Tôi sinh ra ở Belarus năm 1986 (cùng năm xảy ra thảm họa Chernobyl), năm tôi lên 5 tuổi gia đình tôi rời Liên Xô. Tôi có những ký ức tươi sáng về thời thơ ấu và tôi muốn đến thăm một số nơi ở Minsk, để xem nơi đó đã thay đổi như thế nào và gặp một vài người bạn cũ. Sau đó, ý tưởng đến thăm Chernobyl xuất hiện trong đầu tôi. Tôi đã tìm kiếm thông tin trên mạng và có giấy phép vào cửa hợp lệ. Tôi đã tìm được một hướng dẫn viên và nhanh chóng lên kế hoạch cho chuyến đi".
Sau vụ tai nạn, người ta cho rằng toàn bộ khu vực sẽ trở thành một sa mạc chết. Sẽ không có một loài động vật nào có thể bén mảng tới đó ít nhất trong vài trăm năm tới. Nhưng có vẻ con người đã lầm, Chernobyl đang chứng kiến một sự hồi sinh đáng kinh ngạc của thế giới hoang dã.
Khung cảnh Chernobyl đẹp đến ngỡ ngàng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Vladimir.
Vòng quay khổng lồ cao 26m từng mang tính biểu tượng trong công viên giải trí của thành phố Pripyat.
"Thách thức duy nhất mà mọi người gặp phải khi lên kế hoạch cho một chuyến đi như vậy là chuẩn bị tâm lý vì mọi người đều cho rằng nơi này thực sự nguy hiểm. Sau khi tìm hiểu một số thông tin trên mạng, tôi mới biết rằng hóa ra nó không nguy hiểm chút nào. Chúng tôi không đến những khu vực bị cấm với mức độ phóng xạ nguy hiểm gây chết người".
"Thật khó để mô tả cảm xúc của tôi có trong chuyến đi đó, nhưng tôi có cảm giác dường như mình đang ở một thiên đường, một cảm giác mà tôi không thể có được kể từ lần cuối tôi đến Kokedera (ngôi đền rêu ở Nhật Bản) hai năm trước".
Bộ phận của chiếc máy từng được dùng để làm sạch mái của lò phản ứng.
Qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Vladimir, quang cảnh của gần 2.600 km2 quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hiện lên kỳ diệu, đẹp đến ngỡ ngàng, khiến người ta có cảm giác như đó là một thiên đường tuyệt đẹp chứ không phải vùng đất chết chóc mà ai nghe đến cũng sợ.
Nhiếp ảnh gia Vladimir cho biết, anh đã dùng máy ảnh toàn quang phổ (full spectrum camera) kèm theo đó là kính lọc hồng ngoại 590nm của Kolari Vision để chụp lại toàn bộ quang cảnh nơi đây trong 2 ngày.
Sau vụ tai nạn, người ta cho rằng toàn bộ khu vực sẽ trở thành một sa mạc chết. Sẽ không có một loài động vật nào có thể bén mảng tới đó ít nhất trong vài trăm năm tới. Nhưng có vẻ con người đã lầm, Chernobyl đang chứng kiến một sự hồi sinh đáng kinh ngạc của thế giới hoang dã. Hơn 30 năm sau thảm họa, các loài động vật như hươu, nai và heo rừng đã phát triển và khôi phục được mật độ tương đương trước vụ nổ. Một số loài động vật còn phát triển mạnh hơn nữa, ví dụ như loài sói với lượng cá thể nhiều gấp 7 lần thông thường. Đến lúc này, người ta mới nhận thấy rằng chỉ có con người là sinh vật duy nhất bị đẩy ra khỏi khu vực cách ly tại Chernobyl. Và khi không có sự hiện diện của con người, 4.200km2 đất bỏ hoang giữa Belarus và Ukraine bây giờ đang trở thành thiên đường cho các loài động vật hoang dã.
(Tổng hợp)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming