Từng chỉ được biết đến với "kiếp gia công" cho iPhone, nay Foxconn đang muốn tìm hướng đi mới

    Nguyễn Hải,  

    Sau nhiều năm đứng ở vị trí cuối cùng trong chuỗi cung cấp, Foxconn muốn mình tiến xa hơn cả về thứ hạng và tỷ suất lợi nhuận.

    Ngày 29 tháng Sáu năm 2007 đã trở thành một ngày đặc biệt với tiến trình phát triển của công nghệ thế giới hiện đại, khi Apple lần đầu tiên giới thiệu chiếc iPhone của mình, thiết bị đóng vai trò khởi đầu cho cuộc cách mạng smartphone cũng như đặt dấu mốc cho một chu kỳ mới của một môi trường kinh doanh vốn đầy biến động.

    Không chỉ thay đổi số phận của Apple, chiếc iPhone còn giúp thay đổi số phận của một công ty khác, đó là tập đoàn Công nghiệp Hon Hai Precision hay Foxconn. Từ thời điểm này, công ty trở thành một tên tuổi quen thuộc với những nhà quan sát trong ngành công nghệ nhờ mối quan hệ chặt chẽ với Apple. Không chỉ vậy, nhờ khả năng của Terry Gou, nhà sáng lập và là chủ tịch của tập đoàn này, Foxconn từ một nhà lắp ráp chính cho Apple, giờ họ đã có vị thế gần ngang bằng với công ty này.

    Hướng đi mới cho nhà lắp ráp gia công hàng đầu thế giới

    Nhưng Foxconn không muốn chỉ đơn thuần lắp ráp sản phẩm cho những công ty khác nữa. Bây giờ họ muốn tự mình sản xuất ra các sản phẩm có lợi nhuận cao để bù đắp cho khoản lợi nhuận ít ỏi từ mảng kinh doanh cốt lõi của công ty. Điều đó dẫn Foxconn đến quyết định mua lại hãng Sharp của Nhật, công ty chuyên sản xuất màn hình cho iPad và iPhone, vào năm ngoái. Còn năm nay, họ đang tham gia thâu tóm một hãng Nhật khác trong lĩnh vực sản xuất chip nhớ, Toshiba.

    Ông tin rằng. "Apple và Amazon sẽ bơm vốn cho thỏa thuận này."

     Ông Terry Gou, nhà sáng lập và là chủ tịch của Foxconn.

    Ông Terry Gou, nhà sáng lập và là chủ tịch của Foxconn.

    Ông Gou cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đế chế của mình sang các sản phẩm tên tuổi khác thông qua thâu tóm và mua lại. Sharp, với danh tiếng trong các thiết bị gia dụng và tivi, đang giúp Foxconn đạt được mục tiêu đó. Và Nokia, người từng thống trị thị trường di động thế giới, cũng đang gián tiếp cấp phép cho Foxconn thông qua một bên thứ ba.

    Andy Rubin, người sáng tạo nên Android cho smarphone, đã công bố việc được Foxconn hỗ trợ tài chính và sản xuất cho chiếc điện thoại sắp ra mắt, Essential Phone. Công ty Đài Loan này cũng tạo ra một thương hiệu mới cho tivi và smartphone, có tên gọi InFocus, cho dù nó không được nhiều người biết đến bên ngoài thị trường nhà.

    Trong một tuyên bố của mình, Foxconn cho biết đã xác định một số lĩnh vực chủ chốt để tăng trưởng, bao gồm thiết bị di động, Internet of Things, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, nhà thông minh, công nghiệp tự động hóa 4.0, robot và công nghệ màn hình tivi cao cấp.

    Một đế chế gia công khổng lồ

    Nếu nhìn vào quy mô của Foxconn, nhiều người sẽ không thấy kế hoạch trên không hề quá tham vọng. Là nhà gia công đồ điện tử lớn nhất thế giới về doanh thu, với số lượng nhân viên ở giai đoạn đỉnh điểm từng lên tới 1 triệu người ở Trung Quốc, nhưng trước làn sóng tăng lương của nhân viên, công ty đã tích cực tự động hóa để giảm số lượng lao động xuống còn 700.000 người.

     Những cơ sở sản xuất của Foxconn trên khắp đất Trung Quốc.

    Những cơ sở sản xuất của Foxconn trên khắp đất Trung Quốc.

    Với việc lắp ráp hầu hết chiếc iPhone tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nơi đây đã được mệnh danh là “thành phố iPhone”. Theo Macquarie, ngân hàng đầu tư tại Úc, nhà máy của Foxconn tại thành phố này, với 90 dây chuyền sản xuất và 350.000 công nhân, có thể xuất xưởng đến 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày.

    Theo hãng tư vấn Yuanta Investment Consulting ở Đài Loan, trong số 210 triệu chiếc iPhone bán vào năm ngoái, Foxconn lắp ráp khoảng 70% số đó. Các đối thủ nhỏ hơn của công ty tại Đài Loan, Pegatron và Wistron lắp ráp phần còn lại.

    Sự hiện diện của Foxconn tại Trịnh Châu đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương và bất chấp những lời chỉ trích về điều kiện lao động khắc nghiệt kéo dài của công ty, vẫn có những hàng dài người xếp hàng tại trung tâm tuyển dụng của Foxconn. Điều đó cho thể thấy những lao động trẻ của Trung Quốc vẫn mong muốn tham gia vào công ty như thế nào.

     Những hàng dài người xếp hàng tại trung tâm việc làm của Foxconn.

    Những hàng dài người xếp hàng tại trung tâm việc làm của Foxconn.

    Tính từ đầu năm nay, giá cổ phiếu của của Foxconn đã tăng 40% lên gần tới mức 118,5 Đài tệ vào ngày 11 tháng Bảy. Giá trị vốn hóa của công ty đã đạt mức khoảng 2.000 tỷ Đài tệ (khoảng 65,7 tỷ USD), còn lớn hơn cả Sony hay Nintendo.

    Giá cổ phiếu tăng phản ánh sự lạc quan về doanh số của chiếc iPhone cao cấp sắp ra mắt, với màn hình hiển thị OLED. Foxconn được kỳ vọng sẽ thống trị các đơn hàng lắp ráp những chiếc iPhone với màn hình OLED.

    Bên cạnh iPhone, Foxconn còn sản xuất iPad, cả chiếc máy đọc sách Kindle cho Amazon.com, máy chơi game cầm tay cho Sony và Nintendo, robot có hình dáng người Pepper cho tập đoàn Softbank, và các máy chủ cho hãng HP.

     Giá cổ phiếu của Foxconn, Pegatron cùng chỉ số Taiex.

    Giá cổ phiếu của Foxconn, Pegatron cùng chỉ số Taiex.

    Những rủi ro của mảng kinh doanh gia công lắp ráp thiết bị

    Nhưng cho dù là đối tác lắp ráp chính của Apple, Foxconn cũng phải vật lộn với mức lợi nhuận cực mỏng cho mỗi sản phẩm. Để thúc đẩy mức lợi nhuận hoạt động của mình, Foxconn đang làm việc để thâu tóm các công nghệ cho những thành phần chủ chốt.

    Một trong những lý do dẫn đến việc họ mua lại Sharp vào năm ngoái là công ty Nhật Bản đang cung cấp màn hình tinh thể lỏng cho iPhone. Foxconn tin rằng Sharp có thể sản xuất các màn hình OLED cho smartphone, cho dù vẫn chưa rõ ràng về khả năng này của công ty Nhật Bản.

     Các công ty con, công ty có cổ phần kiểm soát quan trọng thuộc tập đoàn công nghệ Foxconn. Hon Hai Precision Industry: nhà lắp ráp iPhone chính. Nhà gia công đồ điện tử lớn nhất thế giới. Chủ tịch Terry Gou và Quỹ tín thác Terry Gou, tổng cộng chiếm 12,25% cổ phần. Zhen Ding Technology: Chuyên sản xuất bảng mạch điện. Foxconn (Far East) chiếm 37,96% cổ phần. Foxconn Technology: Làm vỏ và các bộ phận khác. Hon Hai Precision Industry và các công ty đầu tư khác do Hon Hai kiểm soát, tổng cộng chiếm 29,47% cổ phần. General Interface Solution: sản xuất các module cảm ứng. Công ty High Precision (do Hon Hai sở hữu) chiếm 24,72% cổ phần. Sharp: nhà sản xuất tấm nền màn hình và đồ gia dụng. Hon Hai, hai công ty con của họ và quỹ đầu tư riêng của ông Terry Gou, chiếm tổng cộng 66% cổ phần. Innolux: sản xuất các tấm nền. Terry Gou, Hon Hai Precision và một trong những quỹ đầu tư của họ, chiếm tổng cộng 5,71% cổ phần. Ennoconn: lắp ráp máy tính công nghiệp. Hai quỹ đầu tư của Hon Hai Precision, chiếm tổng cộng 38,1% cổ phần. Eson Precision: sản xuất khuôn đúc và các bộ phận cơ khí. Hon Hai Precision và công ty con, Golden Harvest Management, chiếm tổng cộng 25,71% cổ phần. FIH Mobile: lắp ráp các smartphone không phải của Apple. Foxconn (Far East) chiếm tổng cộng 63,63% cổ phần. Simplo Technology: sản xuất module pin. Hai quỹ đầu tư của Hon Hai Precision chiếm tổng cộng 8,26% cổ phần. ShunSin Technology: nhà đóng góp chip cho các bộ khuếch đại năng lượng, cảm biến hình ảnh. Foxconn (Far East) chiếm 60,66% cổ phần.

    Các công ty con, công ty có cổ phần kiểm soát quan trọng thuộc tập đoàn công nghệ Foxconn.

    Hon Hai Precision Industry: nhà lắp ráp iPhone chính. Nhà gia công đồ điện tử lớn nhất thế giới. Chủ tịch Terry Gou và Quỹ tín thác Terry Gou, tổng cộng chiếm 12,25% cổ phần.

    Zhen Ding Technology: Chuyên sản xuất bảng mạch điện. Foxconn (Far East) chiếm 37,96% cổ phần.

    Foxconn Technology: Làm vỏ và các bộ phận khác. Hon Hai Precision Industry và các công ty đầu tư khác do Hon Hai kiểm soát, tổng cộng chiếm 29,47% cổ phần.

    General Interface Solution: sản xuất các module cảm ứng. Công ty High Precision (do Hon Hai sở hữu) chiếm 24,72% cổ phần.

    Sharp: nhà sản xuất tấm nền màn hình và đồ gia dụng. Hon Hai, hai công ty con của họ và quỹ đầu tư riêng của ông Terry Gou, chiếm tổng cộng 66% cổ phần.

    Innolux: sản xuất các tấm nền. Terry Gou, Hon Hai Precision và một trong những quỹ đầu tư của họ, chiếm tổng cộng 5,71% cổ phần.

    Ennoconn: lắp ráp máy tính công nghiệp. Hai quỹ đầu tư của Hon Hai Precision, chiếm tổng cộng 38,1% cổ phần.

    Eson Precision: sản xuất khuôn đúc và các bộ phận cơ khí. Hon Hai Precision và công ty con, Golden Harvest Management, chiếm tổng cộng 25,71% cổ phần.

    FIH Mobile: lắp ráp các smartphone không phải của Apple. Foxconn (Far East) chiếm tổng cộng 63,63% cổ phần.

    Simplo Technology: sản xuất module pin. Hai quỹ đầu tư của Hon Hai Precision chiếm tổng cộng 8,26% cổ phần.

    ShunSin Technology: nhà đóng góp chip cho các bộ khuếch đại năng lượng, cảm biến hình ảnh. Foxconn (Far East) chiếm 60,66% cổ phần.

    Các bộ xử lý cốt lõi và tấm nền màn hình là hai thành phần đắt tiền nhất của smartphone, trong khi các chip nhớ lại là một nguồn sinh lợi khác. Đó là lý do tại sao ông Gou lại muốn nắm quyền kiểm soát bộ phận kinh doanh chip nhớ của Toshiba, bất chấp việc chính phủ Nhật đang cố ngăn chặn thương vụ này, do lo ngại công nghệ nhạy cảm này sẽ bị rò rỉ sang Trung Quốc.

    Ông Gou đã nhận ra rằng tiếp tục dựa vào mảng kinh doanh gia công lắp ráp, Foxconn sẽ chỉ nhận được những khoản lợi nhuận mỏng manh, đặc biệt là khi doanh số smartphone toàn cầu đang chậm lại. Vì vậy, Foxconn muốn phát triển các sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình.

    Theo ông Vincent Chen, chủ tịch của Yuanta, trong số hàng loạt thương hiệu họ đang kiểm soát, Sharp có thể quan trọng nhất với Foxconn. Nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng, nếu công ty cố gắng phát triển Sharp, nó có thể gây ra “mâu thuẫn lợi ích cho Foxconn khi công ty Nhật cũng đang sản xuất thiết bị cho công ty khác. Hiện tại, Sharp đang bị giới hạn ở việc bán tivi và thiết bị gia dụng, hai thị trường mà phần lớn khách hàng của Foxconn không hoạt động.”

     Doanh thu và lợi nhuận của Foxconn từ khi có các đơn hàng gia công iPhone của Apple.

    Doanh thu và lợi nhuận của Foxconn từ khi có các đơn hàng gia công iPhone của Apple.

    Thêm vào đó, mảng kinh doanh tivi cũng rất khó khăn. Theo Eric Chiou, nhà phân tích tại WitsView, cho dù doanh số tivi có thể gia tăng doanh thu cho công ty, nhưng “Foxconn sẽ gặp rất nhiều thách thức nếu muốn kiếm lợi nhuận chỉ từ việc bán tivi, đặc biệt là khi chiến lược hiện tại của họ là đưa ra chiết khấu để kích thích lượng xuất xưởng.”

    Sharp đang có kế hoạch xuất xưởng khoảng 8,5 triệu tivi trong năm 2017, gần gấp đôi con số 4,7 triệu đơn vị vào năm ngoái, chủ yếu là do nhu cầu tăng từ Trung Quốc.

    Kế hoạch đầu tư vào chính nước Mỹ

    Trong khi chi phí lao động tương đối thấp đã làm cho giá thành của chiếc iPhone trở nên hợp túi tiền với những người tiêu dùng trung lưu trên toàn cầu và đóng góp vào thành công to lớn của công ty, ông Gou lại đang cân nhắc việc thành lập hai cơ sở sản xuất tấm nền màn hình ở Mỹ.

    Những kế hoạch này phần nào có liên quan đến lời kêu gọi của tổng thống Mỹ, ông Donald Trump về việc các nhà xuất khẩu chính vào nước Mỹ đến đây để thành lập các nhà máy, và tạo ra việc làm cũng như tránh vấp phải các biện pháp bảo hộ thương mại. Vào cuối tháng Tư vừa qua, ông Gou đã gặp ông Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về các kế hoạch đầu tư vào quốc gia này.

    Chúng tôi sẽ cung cấp hàng chục nghìn việc làm,” ông Gou nói với phóng viên vào tháng Sáu. “Điều đó là hoàn toàn có thể khi (Foxconn và Sharp) đầu tư khoảng hơn 10 tỷ USD, không phải cùng một lúc, nhưng có thể trải dài trong 5 năm.”

     Giá trị vốn hóa của Foxconn so với các nhà sản xuất đồ điện tử lớn khác.

    Giá trị vốn hóa của Foxconn so với các nhà sản xuất đồ điện tử lớn khác.

    Ở độ tuổi 66 của mình, mô hình kinh doanh mà ông Gou đã tạo ra có thể là một thách thức cho người kế nhiệm của mình trong việc quản lý. Lợi nhuận biên gộp của Foxconn chỉ vào khoảng 7% trong khi phần lớn những nhà sản xuất đồ điện tử lớn khác, như Sony và Nintendo đều có lợi nhuận biên khoảng 40%. Nhưng mặt khác, vào năm ngoái lợi nhuận ròng của Foxconn lên tới gần 5 tỷ USD, cao hơn từ 5 đến 7 lần so với Sony hay Nintedo.

    Hơn nữa, kế hoạch của ông Gou muốn ít dựa hơn vào các hợp đồng gia công giá thấp và phát triển hơn các các thương hiệu sinh lợi của riêng mình có thể sẽ gặp phải nhiều thách thức.

    Mối quan hệ chặt chẽ của công ty với Apple đã giúp doanh thu của họ gia tăng ổn định từ năm 2013 cho đến nay. Theo báo cáo hàng năm của công ty, năm ngoái, Apple chiếm đến 54% trong tổng số 4,35 nghìn tỷ Đài tệ (khoảng 142 tỷ USD) doanh thu của Foxconn, giảm 2% so với năm 2015 khi doanh số iPhone 7 sụt giảm.

    Ông Chen của hãng Yuanta cho biết. “Trong tương lai, Foxconn vẫn không thể làm nổi như vậy nếu thiếu Apple. Các đơn hàng của Apple đã trở nên quá lớn đối với Foxconn.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ