Từng đoạt giải sáng tạo CES 2016, một startup drone giá triệu đô vừa tuyên bố phá sản, chưa biết bao giờ khách hàng mới được hoàn tiền
Vụ việc của Lily drone là một trong những lý do bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đầu tư vào một dự án gây quỹ trên các trang như Kick-Starter hay Indiegogo.
Đạt được giải thưởng Sáng tạo tại sự kiện CES 2016 và 34 triệu đô la tiền đặt hàng trước thế nhưng chiếc drone Lily vẫn sẽ chẳng bao giờ đến tay người dùng. Công ty này đã nộp đơn xin phá sản vào hồi tháng 2 vừa thống báo rằng họ sẽ đống cửa và trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng (sau khi bị văn phòng luật sư quận Francisco khởi tố vì quảng cáo sai sự thật và có hoạt động kinh doanh thiếu công bằng). Giờ đây, sau hai tháng, chẳng rõ là bao giờ họ mới chịu “nhả ra” số tiền đã nuốt của những người cả tin đặt mua.
Theo những thông tin trước đã đưa, những người đặt trước chiếc Lily drone này nhận được một email rất ngắn nói về việc làm thế nào họ có thể lấy lại được tiền của mình, thế nhưng lại chẳng có bất kỳ thông tin nào về việc quá trình đó sẽ mất bao lâu để thực hiện. Đây giống như là một biện pháp chống chế tạm thời hơn, bởi nó chỉ có một lá đơn yêu cầu đòi tiền đặt cọc cho sản phẩm.
Nói là vậy, một vài “nạn nhân” thông báo đã nhận lại được tiền, mặc dù chưa rõ có bao nhiêu trong tổng số 61.000 người đặt trước may mắn như vậy.
Khi Lily giới thiệu mẫu thử đầu tiên, công ty này còn không gọi nó là một chiếc drone, mà là một chiếc camera bay. Ý tưởng đến từ một kỳ nghỉ gia đình, khi mà người sáng tạo nên Lily là Antoine Balaresque nhận thấy mẹ mình không xuất hiện trong bức ảnh, bởi bà chính là người cầm máy để chụp.
Lily được thiết kế để trở thành một người quay phim cá nhận và – không giống như những mẫu drone truyền thống, nó không cần phải điều khiển. Người dùng chỉ cần ném Lily lên không trung và một cảm biến sẽ giúp nó tự động cân bằng và đi theo quay lại những thước phim của chủ nhân.
Ý tưởng này được ra mắt từ năm 2013, và đến năm 2015 thì có mẫu thử. Công ty này đã phải dời ngày chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng hai lần kể từ khi đó, và thông báo mới nhất cho biết những khách đặt hàng trước sẽ phải đợi từ tháng 12/2016 đến tháng 1/2017 mới nhận được Lily.
Mặc dù công ty này nhận được tới hơn 60.000 đơn đặt hàng, sau nhiều lần trì hoãn sản xuất, không hiểu số tiền kia đã trôi đi đâu hết, đến thời điểm mà ngân quỹ của công ty cũng chẳng còn đủ để mà sản xuất chiếc drone nữa.
“Trong suốt nhiều tháng qua, chúng tôi đã cố gắng quản lý chặt chẽ nguồn tài chính để có thể mở được đường dây sản xuất và trả hàng cho khách – tuy nhiên lại không thực hiện được. Kết quả là, chúng tôi rất buồn khi phải thông báo rằng chúng tôi sẽ đóng cửa công ty và chịu hoàn tiền cho những người đặt trước,” một email gửi đến những khách hàng thiếu may mắn giải thích.
Thị trường camera bay đã thay đổi rất nhiều từ lúc công ty này mới thành lập cho tới bây giờ - mặc dù 2016 là năm mà doanh số drone bán ra tăng vọt, thế nhưng Lily không phải là cái tên duy nhất gặp khó khăn. Suốt nhiều năm mà chẳng có sản phẩm nào, quyết định tuyên bố phá sản của Lily không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi đến những cái tên “sừng sỏ” nhất lĩnh vực này như Parrot cũng phải cắt giảm nhân sự, 3DR chuyển trọng tâm phát triển sang những ứng dụng cho ngành công nghiệp chứ không dành cho người dùng cá nhân nữa.
Lily drone
DJI nắm trong tay thị phần rất lớn, phần vì họ sở hữu nhà máy sản xuất riêng, khiến họ có được lợi thế về mặt giá cả.
Dù Lily drone là một sản phẩm rất có triển vọng và nhiều hứa hẹn, thế nhưng giờ đây công ty này đã gia nhập danh sách những start up công nghệ đã thất bại hoàn toàn.
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI