Từng nản lòng vì bị chính người Việt chê bai, cậu bé 15 tuổi này vẫn không bỏ cuộc, quyết làm trình duyệt 'Made in Việt Nam'
Thất bại nhưng không nản lòng, bẵng đi khoảng 5 tháng sau đó, tức là vào trung tuần tháng 11/2016, Nguyễn Anh Khoa đã chính thức trở lại với trình duyệt "Made in Việt Nam" - KT Browser với một đội ngũ thực sự hùng hậu, và chuyên nghiệp hơn.
Lập trình viên 15 tuổi - Nguyễn Anh Khoa đã không còn là cái tên xa lạ trong giới yêu công nghệ Việt Nam. Nguyễn Anh Khoa từng được nhắc đến nhiều nhất ở thời điểm tháng 6/2016, khi trình duyệt do chính em tạo ra bị đánh sập và cuối cùng là phải tự tay gỡ bỏ.
Theo Nguyễn Anh Khoa, trong lần trở lại này, KT Browser đúng nghĩa là một trình duyệt của người Việt, do người Việt làm ra, với giao diện bằng tiếng Việt. Ngoài ra, không chỉ đáp ứng máy tính Windows, KT Browser còn có phiên bản dành cho điện thoại Android.
Một vài những tính năng nổi trội của trình duyệt KT Browser "Made in Việt Nam" bao gồm:
- Chế độ đọc tin
- Chặn quảng cáo (bật/tắt trong cài đặt)
- Thiết kế Material Design
- Tự động đưa ra gợi ý tìm kiếm
- Hỗ trợ Orbot Proxy và I2P Proxy
- Chế độ riêng tư
- Nhiều máy tìm kiếm
- Chế độ riêng tư
- Có thể đổi màu thẻ theo trang
Đặc biệt, lập trình viên 15 tuổi này cũng chia sẻ, sau sự cố về việc sử dụng mã nguồn có nguy cơ "dính bàn quyền" trước đây, em gần như đã phải đập đi xây lại tất cả, sử dụng một mã nguồn mở mới (Lightning Browser) để tạo ra KT Browser như hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về dự án trình duyệt KT Browser "Made in Việt Nam" phiên bản mới của Nguyễn Anh Khoa, chúng tôi đã có một cuộc trao đổi nhanh với em.
PV: Chào Nguyễn Anh Khoa. Với lần trở lại này, em đã mất bao lâu để xây dựng trình duyệt KT Browser mới? Khó khăn lớn nhất đối với em là gì?
- Tính đến nay, em mất khoảng 3 tháng để làm xong KT Browser, cho cả bản Windows và Android. Thực ra, làm KT Browser với em không khó, khó là em vừa làm theo đam mê, nhưng vẫn phải hoàn thành khối lượng bài tập khổng lồ ở trưởng.
PV: Ở phiên bản trình duyệt KT Browser mới, có ai giúp sức thêm cho Khoa không? Định hướng Khoa dành cho sản phẩm này là gì?
- Hiện giờ, em đã có thêm 2 bạn mới trong nhóm phát triển KT Browser, là Nguyễn Tấn Đạt và Nguyễn Minh Trí. Cả 2 bạn đều rất trẻ. Đạt 16 tuổi, Trí 14 tuổi, còn em là 15 tuổi.
- Còn về định hướng, thì em cứ phát triển KT Browser vậy thôi. Học xong cấp 3 em sẽ nghĩ tiếp. Mục tiêu của em là làm hoàn thiện trình duyệt này, biến nó thành một công cụ phổ biến tại Việt Nam, như Cốc Cốc vậy.
PV: Nhóm của Khoa lần này có thêm bạn Tấn Đạt phụ trách mảng bảo mật, vậy KT Browser mới có gì khác biệt không?
- Ngay từ đầu, KT Browser của nhóm em đã đề cao tính bảo mật. Nhưng để đạt tới tầm bảo mật như các trình duyệt phổ biến thì nhóm em cần thêm thời gian. Trước mắt, bọn em đang tìm cách không cho phép người khác dịch ngược lại KT Browser. Bởi lẽ có nhiều người ở Việt Nam hay dịch ngược phần mềm của người khác rồi tung lên mạng nhằm chuộc lợi.
PV: Vẫn sử dụng lõi là mã nguồn mở, Khoa có lo ngại về các vấn đề pháp lý trước đây không?
- Nhóm em đã tìm hiểu khá kĩ rồi, nếu nắm được License của họ thì không sao. Bản chất KT Browser cũng tương tự trình duyệt Cốc Cốc, cũng dùng mã nguồn mở Chromium. Em hy vọng, một ngày nào đó KT Browser của nhóm sẽ được như Cốc Cốc.
PV: Cảm ơn Khoa. Chúc em may mắn!
Theo Trí thức trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"