Tưởng chỉ là tour trải nghiệm, ai ngờ Galaxy AI khiến Gen Z nghiêm túc trở lại với Văn Miếu
Không còn là nơi bị ép buộc phải tới, cũng chẳng phải nơi để giới trẻ check-in, chụp kỷ yếu, Văn Miếu - Quốc Tử Giám giờ đây lại là nơi để Gen Z tới tìm hiểu về chính văn hóa, bản sắc xưa.
Tôi đến Văn Miếu vào một tối tháng Tư với tâm thế "trải nghiệm cho biết". Vé vào không mất tiền, có áo dài giám sinh mặc thử, có trình diễn 3D mapping và lại có cả AI để dùng thử tính năng mới. Nhưng tôi không nghĩ rằng, một chiếc điện thoại và vài dòng hội thoại với Galaxy AI lại khiến mình bắt đầu tự hỏi: "Văn Miếu có thật sự từng quan trọng đến thế với người trẻ không? Và nếu có, từ bao giờ mình quên mất điều đó?"

Khi Galaxy AI "dịch lại" văn hóa Việt bằng ngôn ngữ của Gen Z
Có những nơi người trẻ đến vì đẹp, và có những nơi họ đến vì... bị buộc phải đến. Văn Miếu từng là kiểu thứ hai, nơi ai cũng biết đến nhưng rất ít người thật sự "hiểu". Vấn đề không nằm ở việc lịch sử khô khan, mà là cách chúng ta tiếp cận nó đã lỗi thời.
Nhưng tối hôm ấy, khi cầm Galaxy S25 trên tay, tôi, và rất nhiều bạn trẻ khác, quả thực bất ngờ thấy khi thấy chính bản thân mình trở nên tò mò.
Không cần sách hướng dẫn, không cần ai thuyết minh dài dòng. Tôi chỉ việc dùng Circle to Search khoanh vào mặt tượng đá, và Galaxy AI hiện lên dòng chữ: "Chu Văn An, Tư nghiệp đầu tiên của Quốc Tử Giám, người thầy tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam".

Circle to Search giúp chúng tôi tìm hiểu về những người thầy năm xưa, những vị tư nghiệp đầu tiên của Quốc Tử Giám một cách dễ dàng và có phần "công nghệ", đúng tinh thần của giới trẻ ngày nay
Không chỉ là tên, mà còn có cả mốc thời gian, bối cảnh, và những chi tiết có thể bấm xem thêm nếu muốn. Việc "biết" giờ đây được gói gọn chỉ trong một cú chạm, một câu nói đối thoại đơn giản, trực quan, và... rất Gen Z.
"Mình không phải dân tech đâu, nhưng AI giờ giống như bạn học, nói tiếng Việt mà mình hiểu được, và ngược lại", Nguyễn Mỹ Tâm, sinh viên Khoa Luật Quốc tế Học viện Ngoại giao, chia sẻ sau khi tương tác với Galaxy AI trong khu "Nhập đạo".

Galaxy AI giúp các bạn sinh viên học tập một cách rất "Gen Z"
Tôi đi tiếp vào khu "Luận đạo", nơi mô phỏng lại những buổi thảo luận đêm của các giám sinh Quốc Tử Giám xưa. Thay vì ngồi nghe loa phát lại bài giảng, tôi có thể tua lại đoạn video thầy đồ dạy học xưa và dùng tính năng Audio Eraser để lọc rõ tiếng giảng, bỏ qua tiếng người đi lại xung quanh. Đây không chỉ là chiêu trò kỹ thuật, mà là một cách để công nghệ giúp bạn tập trung hơn vào bài giảng, và quan trọng nhất là giữ lại điều đáng nghe.

Audio Eraser trên Galaxy S25 giúp tôi nhanh chóng tập trung vào bài giảng, giữ lại những gì cốt lõi nhất mà không bị phân tâm bởi các tiếng ồn xung quanh
Galaxy AI không nói: "Bạn nên học cái này", Galaxy AI chỉ đặt bạn vào đúng chỗ, đúng thời điểm để bạn tự thấy mình muốn tìm hiểu. Cách kể lại văn hóa ấy không hề "ép vào khuôn mẫu", mà tôn trọng nhịp cảm xúc, nhịp hiểu của mỗi người dùng.
Ở một góc nhỏ, tôi thấy một bạn nữ đang nói chuyện trực tiếp với Gemini Live: "Tại sao Văn Miếu lại quan trọng đến thế?"

Gemini Live thậm chí còn giúp các bạn trẻ đối thoại trực tiếp với AI như một người bạn, từ đó tạo nên một tâm thế gần gũi, trẻ trung, học một cấch chủ động hơn
Một câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng khi được chính AI "góc nhìn Việt" trả lời trực tiếp mà không phải là bản dịch từ tiếng Anh, không phải máy móc kiểu Wikipedia, câu trả lời cũng vì thế mà trở nên có sức nặng hơn rất nhiều.

Bất cứ thông tin nào cũng được AI trình bày một cách dễ hiểu, khi bạn muốn "đào sâu" vào một vấn đề nào đó, cứ mạnh dạn chat trực tiếp với Gemini Live nhé
Trải nghiệm lịch sử bằng công nghệ: Khi cảm xúc được "kích hoạt" bởi AI
Tôi không ngờ là trong một đêm Văn Miếu, người ta lại thiệt sự dựng lại cảnh thi cử xưa, từ bàn ghế, đạo cụ, đến cả... "lều chõng" như trong sách. Nhưng điều tôi càng không ngờ hơn, là người ta để tôi bước vào đó với một đề thi, và một chiếc điện thoại.

Samsung không dựng một gian trưng bày, họ dựng lại cả một hành trình
Không có tiếng Việt. Không có hướng dẫn. Chỉ có một tờ giấy in chữ Hán kèm dòng tiêu đề: "Đề thi". Lần này, Galaxy AI không giúp tôi ghi chú, mà giúp tôi... hiểu mình đang đối diện với thứ gì. Và Galaxy AI không đưa ra "đáp án", nó chỉ khơi mở: gợi lại các danh ngôn giáo dục Việt – Hàn, trích đoạn sách sử, thậm chí là một đoạn văn ngắn từng bị tôi bỏ qua trong sách giáo khoa năm lớp 9.


Tính năng Dịch trực tiếp khi kích hoạt hoạt Circle to Search trên điện thoại Galaxy đã giúp tôi hiểu rõ hơn đề thi, điều mà tôi đang phải đối mặt
Cái lều bé tí ấy, đáng lẽ chỉ là mô hình mô phỏng. Nhưng nhờ công nghệ, nhờ việc tôi được chủ động đối thoại với dữ liệu lịch sử thay vì nghe thuyết minh, tôi lại cảm thấy như mình thật sự đang thi.
"Gemini Live giống như người bạn học, vừa hiểu mình hỏi gì, vừa không phán xét như… thầy cô", Vương Tất Hiển, sinh viên Kinh tế Quốc dân, đại sứ Galaxy Campus Friend mùa 2, kể lại với sự hào hứng như vừa hoàn thành một "màn thi tốt nghiệp lịch sử".

Bạn Vương Tất Hiển, đại sứ Galaxy Campus Friend mùa 2 chia sẻ hành trình "hóa thân" thành sỹ tử
Ở cuối hành trình, khu Trọng đạo không kết bằng lời giảng, mà bằng ánh sáng. Màn chiếu lớn tái hiện Văn Miếu 1.000 năm trước bằng 3D Mapping, đổ bóng lên những mái ngói cổ kính. Nhưng điều khiến tôi nhớ nhất là cảm giác mình có thể ghi lại khoảnh khắc ấy bằng chính lời của mình.
Không cần note tay. Tôi nói với Galaxy AI: "Tạo ghi chú cho đoạn video tôi vừa quay ở khu Trọng đạo, ghi là: Đây là khoảnh khắc tôi cảm thấy mình thực sự thuộc về một điều gì đó lớn hơn."

Kết thúc là màn trình diễn 3D Mapping tái hiện lịch sử của Văn Miếu hơn 1.000 năm trước
Note Assist lặng lẽ tóm gọn lại ý, đề xuất headline, lưu trữ cả ảnh, và tôi hiểu rằng, trí tuệ nhân tạo có thể là một phần trong hành trình học, không phải để thay thế, mà để khiến việc học có cảm xúc hơn.
Trước đây, tôi cứ tưởng công nghệ chỉ có thể hỗ trợ thông tin. Nhưng sau đêm hôm đó, tôi tin rằng: công nghệ, nếu đủ thông minh và đủ "hiểu mình", hoàn toàn có thể gợi lại cả cảm xúc.
Galaxy AI không chỉ giúp bạn nhớ, mà nó khiến bạn muốn nhớ. Và trong một thời đại mà người trẻ đang "lướt qua" quá nhiều thứ, khi mà việc tiêu thụ nội dung nhanh là một việc làm hàng ngày của người trẻ, thì việc khiến ai đó muốn nhớ lại giá trị văn hóa của chính mình lại là một điều không hề nhỏ.

Có mấy khi chúng ta lại muốn tự mình tìm hiểu, khám phá về văn hóa, lịch sử của đất nước mình, để rồi nhận ra Việt Nam chúng ta đẹp tới nhường nào, đẹp cả về văn hóa, đẹp cả con người
Văn hóa không cần phải học thuộc, nếu bạn có lý do để muốn nhớ
Chúng tôi không được chấm điểm sau khi "dự thi". Không có phần thưởng, không ai vỗ tay công nhận rằng chúng tôi đã làm tốt. Nhưng kỳ lạ thay, sau khi rời Văn Miếu, nhiều người trẻ như tôi lại... thấy nhớ.
Không phải nhớ kiến thức, mà là nhớ một thứ cảm giác hiếm hoi: khi bạn đứng trước văn hóa, và thay vì được kể cho nghe, bạn là người chủ động hỏi lại, tự mình tìm hiểu văn hóa ấy, tri thức ấy.

Có lẽ không ít bạn trẻ sau khi trải nghiệm hóa thân thành sỹ tử tối hôm ấy, sẽ thấy nhớ những cảm xúc này
Galaxy AI trong sự kiện này không hề "trình diễn" sự thông minh, không cần tỏ ra hiểu biết. Thay vào đó, Galaxy AI trở thành cầu nối như là một ngôn ngữ trung gian, để từ đó văn hóa Việt chạm đến người trẻ theo đúng nhịp sống, đúng cách họ tiếp nhận thông tin.
"Không cần phải là trạng nguyên mới được ghi danh. Chỉ cần một câu hỏi đủ tò mò, Galaxy AI sẽ giúp bạn tìm ra điều mình từng bỏ qua", tôi tự ngẫm.
Trong một thế giới nơi trí tuệ nhân tạo có thể viết bài, dịch thuật, dựng hình 3D, thì việc giúp người trẻ hiểu lại chính mình, thông qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với lịch sử, có lẽ là sứ mệnh đẹp đẽ và khiêm nhường nhất của công nghệ AI bây giờ.

Công nghệ và văn hóa, sự kết hợp ấy khiến bản thân ta tự muốn tìm hiểu và khám phá những điều tưởng chừng như là cổ điển, nhưng lại ẩn chứa những lớp ý nghĩa về văn hóa, về lịch sử, con người và tri thức Việt
Không có bài thi nào thật sự được nộp. Nhưng tôi biết chắc, mình vừa vượt qua một kỳ khảo hạch rất riêng: Kỳ thi của sự kết nối với chính bản sắc mà mình từng bỏ quên!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
vivo đã nghĩ gì khi so sánh X200 Ultra với máy ảnh chuyên nghiệp? "Muốn được công nhận, thì không thể né tránh"
Thay vì tiếp tục cuộc đua với iPhone, Vivo chọn cách định vị X200 Ultra như một “máy ảnh bỏ túi” thực thụ, sẵn sàng vượt qua những giới hạn kỹ thuật để giành lấy sự công nhận từ cộng đồng sáng tạo chuyên nghiệp.
Trung Quốc bắt đầu đóng gạch từ đất Mặt Trăng, sẵn sàng cho kế hoạch xây dựng căn cứ vào năm 2028