Tuyển dụng vào Google rất khó? Vậy là bạn chưa thử xin vào công ty này rồi!
DeepMind là startup trí tuệ nhân tạo (AI) không mấy nổi tiếng được thành lập ở London vào năm 2014. Hãng chỉ thực sự được thế giới biết tới khi được Google mua lại với mức giá khoảng 400 triệu bảng Anh.
Hiện tại, rất nhiều bộ não thông minh nhất thế gới đang xếp hàng để kiếm cho mình một công việc bên trong DeepMind. Và điều thú vị là từ khi thành lập tới nay chưa một ai rời bỏ công ty phát triển những thuật toán đánh bại con người trong cờ vây và "Space Invades" này.
DeepMind đang có khoảng 250 nhân viên những không dễ để được gia nhập công ty gồm toàn những nhân tài kiệt xuất này.
"Quá trình tuyển dụng của DeepMind khác hẳn so với Google", Matthew Lai, một kỹ sư tại Google DeepMind, chia sẻ. Ông cho biết thêm rằng hiện DeepMind đang có nhu cầu tuyển dụng nhà khoa học nghiên cứu, kỹ sư nghiên cứu và kỹ sư phần mềm thuần túy.
Lai, một kỹ sư nghiên cứu, cho biết ông được một kỹ sư phần mềm, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp và là một trong số những sáng lập của DeepMind, phỏng vấn trong 8 giờ. Trước khi được nhận, ông cũng phải hoàn thành một "Google Hangout quiz", bao gồm những câu hỏi về máy học, thống kê và toán học.
"Nếu bạn muốn được nhận vào vị trí nhà khoa học nghiên cứu, bạn cần có bằng Tiến sĩ hoặc vài năm nghiên cứu về máy học", Lai nói. "Tất cả những nhà khoa học nghiên cứu mà tôi đã gặp trong công ty có số lượng bằng cấp khá ấn tượng và nhiều năm làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khác".
"Còn nếu muốn làm vị trí kỹ sư nghiên cứu (vẫn trong bộ phận nghiên cứu nhưng làm việc với ít lý thuyết và thực hành hơn), bạn không cần bằng Tiến sĩ, nhưng tôi tin rằng bạn nên có trình độ Thạc sĩ cùng kinh nghiệm đáng kể về máy học".
Lai cho biết trong cuộc phỏng vấn vị trí kỹ sư nghiên cứu bạn phải trả lời rất nhiều câu hỏi về thống kê và toán học trong vòng hai tiếng và phải code một số thuật toán. "Khả năng thực tế rất quan trọng, tuy nhiên bạn vẫn cần biết những lý thuyết về máy học", Lai nói.
Gary Wang, một học giả tại Đại học Alberta với rất nhiều kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo, chia sẻ rằng bạn sẽ có lợi thế nếu học tại các ngôi trường chuyên đào tạo một số lĩnh vực nhất định. "Ví dụ, rất nhiều Tiến sĩ và Thạc sĩ của Alberta kiếm được việc làm tại DeepMind vì ngôi trường này rất chú trọng vào việc tăng cường học nhóm với các giáo sư như Rich Sutton, Csaba"... Wang cũng đề cập tới các ngôi trường khác như Stanford, Oxford, Đại học London và Đại học Carnegie Mellon.
Dẫu vậy, không phải tất cả mọi người đều muốn gia nhập DeepMind. Trên Quora, một người dùng giấu tên đã yêu cầu mọi người giúp anh ta quyết định nên làm việc cho DeepMind, Google Bran hay Facebook AI Research. Anh chàng này may mắn tới nỗi nhận được lời mời từ cả ba trung tâm nghiên cứu AI nổi tiếng trên thế giới nên bối rối không biết sẽ chọn làm cho công ty nào.
Demis Hassabis CEO DeepMind (trái) và kỳ thủ cờ vây tốp 5 thế giới Lee Sedol.
Kabir Chhabra, một sinh viên khoa học máy tính tại Delhi, Ấn Độ trả lời anh chàng trên rằng: "Cá nhân tôi nghĩ Google DeepMind giống nơi tụ họp huyền thoại của các siêu nhân để bàn về AI, mong rằng chúng ta sẽ được hưởng lợi từ những nghiên cứu của họ. Facebook AI Reaserch là một trong tâm mới, nhưng họ đã tuyển dụng được những nhân tài kiệt xuất nhất trên thế giới và anh sẽ hối tiếc nếu không gia nhập. Chúc anh có một lựa chọn đúng đắn".
DeepMind cũng cung cấp cho các ứng viên một số lời khuyên hữu ích. Trong phần "John Us" trên trang web của mình, DeepMind viết:
"...Chúng tôi luôn tuyển dụng vị trí Nhà khoa khoc Nghiên cứu (yêu cầu bằng Tiến sĩ trong máy học, vật lý, khoa học thần kinh, khoa học máy tính hoặc tương tự), Kỹ sư Nghiên cứu (yêu cầu kiến thức sâu về toán học, thống kê và có kinh nghiệp lập trình, Lua hoặc Python là lợi thế) và Kỹ sư Phần mềm (yêu cầu có kinh nghiệm về lập trình C/C và sẽ được ưu tiên nếu thành thạo Lua hoặc Python).
DeepMind không đăng tải vai trò cụ thể cho các ứng viên trúng tuyển nhưng cam kết rằng luôn luôn tìm kiếm những người đặc biệt và khuyến khích ứng viên tiềm năng gửi email cho họ kèm thông tin cá nhân hoặc CV.
Google từ chối bình luận về quy trình tuyển dụng của DeepMind.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI