TV QLED thiết lập tiêu chuẩn mới cho các nội dung HD

    A.D,  

    Với những ưu điểm vượt trội về hình ảnh , HDR chắc chắn sẽ trở thành một trong những tiêu chuẩn mặc định không thể thiếu cho thị trường TV trong tương lai gần tới đây.

    HDR – lạ mà quen

    Trái với suy nghĩ của nhiều người, HDR không hoàn toàn là một khái niệm mới. Từ cách đây rất nhiều năm, khái niệm về HDR đã len lỏi và dần trở thành chuẩn mực trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật của của cuộc sống.

    Hầu hết các smartphone và máy ảnh hiện nay đều dã hỗ trợ chụp ảnh HDR với chất lượng cao một cách dễ dàng chỉ sau một thao tác đơn giản. Tiêu chuẩn Hi-Res Audio hiện đang rất phổ biến hiện nay cũng là một ví dụ điển hình khác của HDR trong lĩnh vực âm thanh khi các định dạng và thiết bị hỗ trợ đều được thiết kế với khả năng lưu trữ và tái tạo các bản nhạc với độ động (Dynamic Range) vượt trội hơn hẳn so với tiêu chuẩn CD truyền thống.

    Tương tự như vậy, HDR trên TV cũng được ra đời với mục đích cải thiện độ sáng và khả năng tái tạo màu sắc của màn hình, từ đó đem lại chất lượng hình ảnh và hiệu quả thị giác được nâng cấp rõ rệt với màu sắc rực rỡ hơn, hình ảnh sáng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ sâu và độ chi tiết vượt trội ở các mảng hình tối, tiệm cận thêm một bước với những gì con người nhìn thấy trong thực tế.

    Cho tới thời điểm hiện tại, dù còn là một tiêu chuẩn khá mới mẻ nhưng tiêu chuẩn HDR đã đạt được nhiều cột mốc và thành tựu phát triển đáng nể trong những năm vừa qua dưới sự cố gắng và hợp tác của cả ngành công nghiệp giải trí và các nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới. Những đầu phát & tựa phim bom tấn dưới định dạng Ultra HD 4K HDR đều đã được bán ra rộng rãi từ đầu năm nay. Hai trong số các dịch vụ streaming lớn nhất thế giới - Netflix và Amazon, đã chính thức “gật đầu” và bắt tay vào sản xuất các nội dung HDR. Các đặc tả và khuyến nghị kĩ thuật về HDR cũng đang được xúc tiến xây dựng và hoàn thiện bởi các tổ chức hợp chuẩn uy tín như ITU và SMPTE.

    Sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến tầm quan trọng của mảnh ghép cuối cùng – thiết bị hiển thị. Chúng ta đã có đủ nội dung, thiết bị và các tiêu chuẩn cần thiết, nhưng nếu thiếu đi một chiếc TV có đủ khả năng tái tạo những ưu việt của công nghệ HDR thì tất cả mọi thứ đều chỉ là vô nghĩa.

    Cần biết rằng trong suốt nhiều năm vừa qua, công nghệ sản xuất tấm nền hiển thị cho TV đã từng có thời điểm tưởng chừng như đứng chững hẳn lại khi các nhà sản xuất không có được bất cứ một sự đột phá lớn nào, thay vào đó lại loay hoay đi tìm các hướng đi cải tiến mới vô cùng chậm chạp và đôi khi không có được kết quả tốt như thị trường mong đợi. Trong tình cảnh đó, việc xuất hiện ngày càng nhiều những xu hướng và tiêu chuẩn nội dung mới như 4K và HDR, vô hình chung càng làm tăng thêm áp lực đè nặng lên đội ngũ R&D của các hãng lớn trong việc phải tìm ra cách chế tạo và cải tiến đủ tốt để đáp ứng được những tiêu chuẩn hình ảnh ngày cao, trong khi vẫn giữ được giá thành thấp và khả năng thương mại hóa phù hợp theo yêu cầu.

    Trong số các công nghệ tấm nền hiện nay, OLED đang là cái tên giành được nhiều sự chú ý khi cho thấy khả năng tái hiện màu sắc rực rỡ và vô cùng sống động với độ tương phản cao. Tuy nhiên với chi phí sản xuất ban đầu quá cao, tất cả những chiếc TV OLED hiện tại đều đang có mức giá khá đắt đỏ và nằm ngoài tầm với của đa số người dùng bình thường hiện nay.

    Chắc chắn tình trạng này sẽ không thể sớm được cải thiện trong tương lai gần, do vậy các nhà sản xuất cần phải đi tìm một giải pháp khác với giá thành phù hợp hơn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh ưu việt nhất cho người xem. Và may mắn thay, hiện nay đã có một giải pháp mới và đây chính là thời điểm cho Samsung - “kẻ lội ngược dòng” sừng sỏ có cơ hội để vươn lên dẫn đầu cuộc chạy đua này với một thứ vũ khí công nghệ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện trước đây – QLED.

    HDR trên QLED - tương lai của công nghệ hiển thị hình ảnh

    Chữ Q trong QLED chính là viết tắt cho “Quantum Dot” – chấm lượng tử, và cũng chính là nền tảng chính cho sự đột phá của Samsung với công nghệ mới này.

    Chấm lượng tử là các loại hạt vật chất với kích thước siêu nhỏ từ 2 – 10 nm (nanomet) của các hợp chất kim loại nặng. Do được biến đổi cấu trúc phân tử thông qua việc thêm bớt số lượng điện tử xung quanh, các hạt chấm lượng tử này hoàn toàn có khả năng thay đổi các tính chất vật lý và quang học chính xác theo ý muốn, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng vô cùng to lớn trong lĩnh vực kĩ thuật.

    Thực tế thì việc ứng dụng chấm lượng tử vào TV đã xuất hiện từ cách đây vài năm trước bởi một số hãng sản xuất lớn như Sony, LG hoặc TCL. Tuy nhiên tất cả chúng đều chỉ dừng lại việc trang bị cho hệ thống đèn nền (backlighting). Ở thiết kế này, các tấm nền được trang bị các bóng LED xanh dương đặt trong một ống chứa đầy các chấm lượng tử có khả năng bức xạ ánh sáng đỏ và xanh lá. Kết quả là tạo ra một thứ ánh sáng trắng thuần khiết và chính xác vượt trội so với phương pháp phủ phosphor truyền thống, từ đó đem lại cho các tấm nền LCD khả năng tái tạo hình ảnh với màu sắc chính xác và sống động hơn.

    Tuy nhiên, Samsung lại muốn đi theo một con đường khác với kì vọng về chất lượng vượt trội hơn nữa. Ngược dòng thời gian trở lại tháng 11/2016, hãng đã chính thức thâu tóm QD Vision – một trong những công ty hàng đầu của Mỹ về công nghệ chấm lượng tử. Ở thời điểm đó, các chuyên gia đầu ngành đều nhận định rằng đây là bước đi chiến lược của Samsung trong việc đẩy mạnh ứng dụng của công nghệ chấm lượng tử trên TV lên một tầm cao hơn.

    Và thị trường cũng đã không phải đợi lâu, hãng điện tử đến từ Hàn Quốc này đã có câu trả lời cực kì nhanh chóng bằng việc ra mắt loạt TV QLED hoàn toàn mới trên toàn thế giới, chính thức cạnh tranh trực tiếp với công nghệ OLED vốn đang được dẫn dắt bởi người đồng hương LG.

    Khác với tất cả sản phẩm trước đó, thế hệ TV QLED mới của Samsung đã tiến thêm một bước dài bằng tích hợp trực tiếp chấm lượng tử vào cấu trúc của tấm nền dưới dạng một tấm film lọc màu siêu mỏng. Thiết kế mới này chính là chìa khóa giúp cho TV QLED có được khả năng tái tạo màu sắc chân thực, chính xác và trở thành chiếc TV đầu tiên trên thế giới có thể hiển thị 100% dải màu DCI-P3, vượt xa mốc 70 - 90 % trên đa số các TV thông thường khác.

    Không chỉ vậy, yếu điểm cố hữu về độ sáng của các công nghệ TV cũ cũng đã được khắc phục hoàn toàn trên TV QLED với khả năng tái tạo hình ảnh có độ sáng đạt đến mức 1500 – 2000 nits – một con số vô cùng ấn tượng và vượt khá xa mức tiêu chuẩn quy định tối thiểu của HDR.

    Để có thể đánh giá một trải nghiệm theo chuẩn HDR thì một TV cần phải thể hiện được 2 yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là độ tương phản và màu sắc. Để có một độ tương phản cao thì các mảng sáng tối của hình ảnh phải thật rõ ràng, mảng sáng và mảng tối càng sâu bao nhiêu thì càng giúp người sử dụng TV có một cái nhìn tốt hơn. Để có một độ tương phản cao thì dải màu phải rất chi tiết, và để có một dải màu chi tiết thì lại cần một màn hình có khả năng đưa cường độ sáng cực kì linh hoạt nhất là với việc có một màu đen hoàn hảo.

    Với độ sáng 1500 - 2000 nits, cao nhất thị trường hiện nay, TV QLED đủ khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe với HDR, giúp hình ảnh hiển thị chân thực và rõ ràng nhất có thể.

    Người dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ HDR trên QLED

    Chắc chắn rằng, ưu tiên hàng đầu của người dùng với một chiếc TV, không gì khác ngoài việc mong đợi có được một trải nghiệm ấn tượng về hình ảnh. Với những ưu điểm vượt trội của mình, HDR sẽ là một tiêu chuẩn mặc định không thể thiếu cho thị trường TV trong tương lai, đảm bảo cho khả năng truyền tải một cách trung thực, chính xác nhất và lột tả đúng ý đồ của các nhà sản xuất nội dung.

    Sứ mệnh cao cả này của HDR sẽ trở nên dễ dàng hơn với sự xuất hiện của QLED. Dường như được sinh ra để dành cho nhau, QLED hiện là công nghệ hiển thị sở hữu đầy đủ những yếu tố cần thiết để có thể tạo ra được một trải nghiệm hình ảnh HDR với màu sắc sống động, chân thực và mãn nhãn nhất tới người xem một cách trọn vẹn, trong khi vẫn giữ được mức giá dễ chịu và hợp lý hơn rất nhiều với túi tiền của người tiêu dùng.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ