Tuần trước, trên trang blog về mạng xã hội mang tên ReadWriteWeb (RWW), xuất hiện bài viết về việc “Twitter nên nâng giới hạn từ cho một status”. Và theo nhiều ý kiến, việc này thật sự sẽ làm cho Twitter mất hết bản sắc vốn có của nó.
Ý tưởng chính của bài báo nói trên hoá ra đều xuất hiện từ một “feature” của Tweetdeck mang tên deck.ly, công cụ cho phép người sử dụng có thể tweet nhiều hơn giới hạn 140 từ. Người sáng lập và biên tập viên của RWW, Richard McManus, tin rằng đây sẽ là bước đi cần thiết để Twitter lấy lại đà tăng trưởng vốn có, hiện đang bị Facebook hay các mạng xã hội khác giành giật.
Thứ nhất, ý tưởng về deck.ly hay twitlonger chẳng hề mới. Những dịch vụ cho phép người sử dụng kéo dài status twitter đã được sử dụng từ rất lâu dưới dạng những ứng dụng cho mạng xã hội này. Và sau đây là những ý kiến nổi bật của McManus cùng phản biện của người sử dụng cũng như nhiều nhà báo khác.
Twitter không còn mang tính “ép buộc” người sử dụng
Đây có lẽ là câu nói về “140 từ” của Twitter. Nhưng nếu như "nhận xét" thứ gì đó “mang tính ép buộc” thì có lẽ là hơi xúc phạm. Cùng nhìn nhận một cách khách quan, quy chuẩn trên của Twitter là một điều rất sáng tạo. Chính nó đã làm cho mạng xã hội này khác biệt và nổi bật hẳn lên so với những đối thủ khác.
Như đã nói, việc update status của Twitter được truyền cảm hứng từ tin nhắn SMS, vốn chỉ có 160 ký tự. Chính “khuôn khổ” eo hẹp này lại càng thử thách tính sáng tạo của người sử dụng để tạo ra những mẩu tin đầy ý nghĩa chỉ trong 140 từ ngắn ngủi.
Và một điều nữa, nếu như bạn cho rằng Twitter không thể đủ cho những gì muốn nói, thì đã có dịch vụ khác, thậm chí còn tốt hơn cả deck.ly rất nhiều, đó là WordPress hay là Tumblr, LiveJournal...
Vấn đề với người sử dụng
Ý của vị nhà báo này muốn nói về “extra click”. Rất nhiều người đồng ý rằng “Extra Click” là một việc buồn chán. Nhưng chính xác hơn, nó hoàn toàn không phải là một việc mang tính ép buộc, mà cũng chỉ là đặc điểm được tích hợp vào Twitter mà thôi. Cũng giống như nút “read more” của Facebook, nếu bạn muốn mọi người click thêm để đọc những gì mình viết, hãy chắc chắn rằng mọi người muốn đọc tiếp sau khi đã đọc hết những gì đã hiển thị sẵn.
Có thể chắc chắn rằng, ai cũng sẽ sẵn sàng bỏ ra “extra click” khi họ tìm thấy tweet vừa ý mình, thay vì kéo chuột và đọc những tweet dài lê thê và tẻ nhạt. Nó không chỉ tốn thời gian, mà sẽ còn giết chết sự đơn giản mà Twitter cố công xây dựng lâu nay.
Liệu đội ngũ phát triển có làm hỏng Twitter với những đoạn Tweet dài?
“… Những người sử dụng sẽ chẳng bao giờ dừng việc tạo ra những đoạn tweet ngắn, kể cả khi có thể viết dài thêm. Họ cũng sẽ tạo ra những tweet dài, nhưng việc viết những mẩu tin nhắn "gọn gàng" dường như đã ăn sâu vào máu của họ rồi”.
Đây là lúc mọi thứ trở nên phức tạp. Có vẻ như McManus vẫn chưa thể thuyết phục chính mình, bằng chứng là trong khi cố gắng bảo vệ cho ý tưởng “longer tweet”, thì anh lại vô tình bảo vệ những người sử dụng Twitter và thói quen sử dụng của họ.
Bên cạnh những người sử dụng “lão thành”, chắc chắn sẽ còn có các thành phần người sử dụng mới gia nhập cộng đồng khổng lồ của Twitter. Quay lại số liệu năm 2010, Twitter có gần 200 triệu thành viên, nhưng 80% trong số đó tweet (update status) ít hơn 10 lần.
Hơn nữa, 40% trong số đó thậm chí còn chẳng bao giờ tweet! Quan trọng hơn, mỗi tháng Twitter đạt con số tăng trưởng ở mức 6,4 triệu tài khoản mới. Vậy liệu trong số những tài khoản mới kia, có bao nhiêu người sử dụng sẽ “theo gót” con số khổng lồ 80% đó?
“Nếu không có giới hạn từ ngữ thì Twitter đã có thể tiếp cận được với nhiều thành phần người sử dụng hơn. Nó sẽ gỡ bỏ một trong những rào cản lớn nhất khi người dùng quyết định có lựa chọn Twitter hay không”.
Lại một lần nữa, sự đối nghịch trong câu nói xuất hiện. Nếu như một tweet dài như một đoạn văn trong blog chính thống, thì nó sẽ trở thành gánh nặng cũng như lý do từ bỏ Twitter của rất nhiều người, trong đó có “40%” kể trên, và những người sử dụng Twitter trên điện thoại di động.
Liệu có ai đủ kiên nhẫn để kéo trang web xuống chỉ để đọc những tweet dài "lê thê"?
Twitter thực sự nên bỏ giới hạn 140 từ để tiếp tục phát triển?
“Nếu Twitter còn muốn tiếp tục phát triển, nó rất nên bỏ giới hạn tweet đi. Rồi khi đó, nó sẽ là kẻ dẫn đầu thị phần dịch vụ tin nhắn theo thời gian thực?”.
Đơn giản là mọi người không thể nào nhất trí với ý kiến này được. Tại sao Twitter lại phải nâng giới hạn tweet? Tại sao lại bỏ đi cả trái tim lẫn phần hồn của một mạng xã hội được ưa thích như vậy?