Uber có thể tiếp tục phải "chào thua" trước Grab trên đấu trường Đông Nam Á

    Đức Quỳnh, Theo NDH 

    So sánh với Grab, có vẻ như mô hình kinh doanh của Uber được thiết kế cho thị trường giàu có.

    Dù Uber có làm gì đi chăng nữa thì quyết định bán mảng kinh doanh của mình tại thị trường Trung Quốc cho chính đối thủ Didi Chuxing được coi là một sự thất bại ê chề.

    Cuộc chiến ngắn ngủi giữa 2 "kẻ khổng lồ" đã "ngốn" Uber ít nhất 2 tỷ USD. Thứ mà Uber nhận lại chỉ là sự phản đối của chính phủ Trung Quốc. Thế nhưng, "trong cái rủi lại có cái may", nhờ giải thoát từ cuộc chiến đắt đỏ ấy mà Uber có thể tập trung vào các thị trường tiềm năng khác trong đó có khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ.

    Những tưởng mọi thứ đã suôn sẻ hơn nhưng khó khăn lại tiếp tục xảy đến với Uber khi đầu tuần này đối thủ của hãng khu vực Đông Nam Á công bố đã huy động được số vốn khổng lồ lên tới 2,5 tỷ USD trong đó 2 tỷ từ Didi Chuxing và SoftBank (Nhật Bản) và 500 triệu USD còn lại đến từ các nhà đầu tư khác.

    Đợt gọi vốn này diễn ra trong bối cảnh Uber đang vật lộn trong hàng loạt những rắc rối và khó khăn liên quan tới nội bộ công ty cũng như hãng phải đối mặt với vụ kiện về sở hữu trí tuệ công nghệ xe tự lái. Không dừng lại ở đó, gần đây nhất công ty ngậm ngùi nói lời tạm biệt với thị trường Nga. Hiện Uber đang thực hiện sáp nhập mảng hoạt động tại Nga với đối thủ của mình trên thị trường này là Yandex .Thỏa thuận với Yandex được xem là một phần nỗ lực của công ty trong việc cải thiện doanh thu đồng thời thu hẹp khoản lỗ và giải quyết các vấn đề pháp lý.

    Grab chính thức "vượt mặt" Uber trong khu vực nhờ kế hoạch hoạch kinh doanh khôn kéo đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là phương thức thanh toán.

    Thực tế có ít nhất khoảng 10 quốc gia Đông Nam Á mà lẽ ra một công ty công nghệ có lượng vốn hóa lớn như Uber có thể phát triển phồn thịnh. Đông Nam Á hiện đang là thị trường internet lớn thứ 4 thế giới với khoảng 640 triệu cư dân mạng. Những vị trí xếp hạng đang tăng mạnh nhờ số lượng người trẻ và tầng lớp trung lưu đang tăng cường chi tiêu.

    Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Google và Temasek- Quỹ đầu tư quốc Singapore, thị trường đặt xe khu vực Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 13,1 tỷ USD trong năm 2025, tăng từ mức 2,5 tỷ USD năm 2015. Hơn thế nữa, số tiền người tiêu dùng bỏ ra cho dịch vụ đặt xe tại các quốc gia lớn thuộc khu vực này được kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 15% tổng chi phí đi lại.

    Uber bắt đầu bước chân vào thị trường Singapore từ năm 2013 sau đó mở rộng sang thị trường Malaysia vào cuối năm. Đối với những khách hàng đã quen với dịch vụ của Uber thì không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên đối với những người còn lại, đặc biệt là tại Malaysia thì họ lại gặp phải 3 trở ngại. Thứ nhất, giá cả của Uber thường đắt hơn taxi truyền thống. Thứ hai, khách hàng phải trả bằng thẻ tín dụng mặc dù thực thế là họ ưa chuộng việc trả bằng tiền mặt hơn. Cuối cùng, giống như các loại hình dịch vụ xe hơi khác ở Malaysia, Uber bị vấp phải "ác cảm" của người dân về tính an toàn khi sử dụng dịch vụ, nhất là khi lái xe là phụ nữ.

    Bắt đầu từ thị trường Malaysia vào năm 2012, các nhà đồng sáng lập Grab đã chính thức giải quyết các vấn đề an toàn. Một trong những tính năng an toàn mà Grab cung cấp là cho phép người dùng chia sẻ chuyến đi của họ với người khác. Ứng dụng của Grab còn tích hợp nút gọi khẩn cấp kết nối với với số điện thoại của đồn cảnh sát gần nhất nhằm bảo vệ lái xe và hành khách là nữ giới. Mới đây, hãng còn lắp đặt các camera CCTV trong xe hơi.

    Grab chấp nhận việc thanh toán bằng cả tiền mặt và thẻ tín dụng. Điều này hấp dẫn cả lái xe và hành khách đồng thời giúp Grab ngày càng mở rộng thị phần. Uber cũng bắt đầu cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt ở một vài thị trường Đông Nam Á lớn trong một vài năm gần đây. Nhận thấy rằng nhiều lái xe khu vực Đông Nam Á đang ngày càng lớn tuổi và một số không đủ tiền để mua điện thoại thông minh, công ty đã nỗ lực thu hẹp khoảng cách về kết nối: đích thân những nhà sáng lập hướng dẫn lái sẽ sử dụng ứng dụng tại các quán cà phê trong khi hỗ trợ những lái xe nghèo mua điện thoại thông minh.

    So sánh với Grab, có vẻ như mô hình kinh doanh của Uber được thiết kế cho thị trường giàu có. Mới đây Grab tuyên bố công ty đang chiếm tới 95% thị phần dịch vụ đặt xe taxi Đông Nam Á (Grab taxi) và 71% thị phần dịch vụ đặt xe cá nhân (Grab car), có mặt trên 65 thành phố tại 7 quốc gia là Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

    Grab đang phát triển hệ thống thanh toán điện tử để củng cố thêm vị thế của mình. Năm ngoái, hãng đã mua lại một công ty của Indonesia sở hữu công nghệ cho phép khách hàng sử dụng điện thoại để thanh toán. Vòng huy động vốn gần đây nhất của Grab được sử dụng để mở rộng tính năng thanh toán điện tử GrabPay. Grab bày tỏ tham vọng với ứng dụng GrabPay công ty sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ cung cấp các dịch vụ tài chính song song với vận tải.

    CEO của Grab Anthony Tan tuyên bố: "Với sự hỗ trợ của đợt gọi vốn 2,5 tỷ USD Grab sẽ giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường đi xe chung (ride-sharing) và tạo lập nền tảng GrabPay trở thành giải pháp thanh toán cho thị trường Đông Nam Á".

    Còn về phía Uber, có lẽ đây có thể thể là chặng cuối cùng trên "đường đua" Đông Nam Á. Với sự nghèo nàn về dịch vụ thì nguy cơ cao Uber sẽ mất dần thị phần về tay những công ty bé hơn. Việc Uber rút khỏi thị trường Nga có thể được coi là bước mở đường tiếp theo cho những thỏa thuận tương tự như vậy của Uber tại các thị trường lớn hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Các nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ về năng lực của Uber khi doanh thu của hãng trong tháng này ở các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á liên tục giảm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ