Không chỉ quá nhiều về số lượng, các vụ bê bối của Uber phủ sóng ở mọi mặt trận: từ chiến lược kinh doanh bị cho là vô đạo đức đến các các buộc về lạm dụng tình dục hay văn hóa doanh nghiệp tồi tệ.
Tuần trước, Uber lại gây chấn động khi Bloomberg phanh phui công ty chia sẻ xe đã trả cho hacker 100.000 USD để giấu nhẹm 1 vụ tấn công mà trong đó dữ liệu cá nhân của 56 triệu người bao gồm cả hành khách và tài xế Uber đã bị đánh cắp. Điều đáng nói là trong khi những người bị hại chỉ vừa mới biết tin này, cựu CEO Travis Kalanick đã biết về vụ này từ năm ngoái.
Đây cũng không là lần đầu tiên những quyết định của Kalanick khiến Uber “muối mặt” và rơi vào khủng hoảng truyền thông. Không chỉ quá nhiều về số lượng, các vụ bê bối của Uber phủ sóng ở mọi mặt trận: từ chiến lược kinh doanh bị cho là vô đạo đức đến các các buộc về lạm dụng tình dục hay văn hóa tồi tệ.
Dưới đây là 40 vụ bê bối nổi cộm nhất mà Uber đã gây ra trên chặng đường trở thành công ty khởi nghiệp được định giá tới 68 tỷ USD.
Tháng 10/2010: UberCab nhận lệnh cảnh cáo đầu tiên từ giới chức
Theo New York Magazine, scandal đầu tiên của Uber xảy ra trước cả khi hãng chuyển từ cái tên ban đầu – UberCab – sang tên gọi Uber như hiện nay. 4 tháng sau khi bắt đầu đi vào hoạt động ở San Francisco, Uber đã bị Ủy ban dịch vụ công cộng San Francisco ra lệnh cảnh cáo UberCab vì cho rằng công ty này đang thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Sau đó UberCab chuyển tên thành Uber. 6 năm sau, ở San Francisco có tổng cộng gần 45.000 tài xế Uber, một con số khổng lồ so với 2.026 taxi được cấp phép hoạt động.
Tháng 1/2012: Uber lần đầu tiên bị phản ứng dữ dội vì chính sách tăng giá surge pricing
Uber đã thông báo với khách hàng về chuyện giá tăng vì nhu cầu tăng lên trong đêm giao thừa. Tuy nhiên, mọi người vẫn hết sức giận dữ vì giá đắt hơn từ 3 đến 6 lần so với thông thường.
Tháng 11/2012: Giá cước tăng trong siêu bão Sandy
Vì gần như mọi phương tiện công cộng ở New York đều ngừng hoạt động, nhu cầu sử dụng dịch vụ của Uber tăng rất mạnh và khiến giá tăng gấp đôi. Sau khi bị phản ứng quá gay gắt, công ty đã phải đưa giá trở lại mức bình thường dù vẫn phải trả cho tài xế số tiền gấp đôi.
Tháng 9/2013: 1 hành khách bị tài xế hành hung
Bridget Todd, người sống ở Washington D.C, viết lên Twitter rằng tài xế đã khiến cô nghẹt thở khi kéo cô ra khỏi xe chỉ bởi vì cô đang hôn “người chồng da trắng của mình”. Tài xế thì nói rằng Todd đã say xỉn và cư xử thô lỗ, dẫn đến 2 bên xô xát.
Tuy nhiên Kalanick đã xử lý tình huống theo cách rất thiếu khôn ngoan. Theo tờ Valleywag, anh đã email cho đội truyền thông chỉ đạo rằng công ty không phải chịu trách nhiệm về vụ này vì hành khách đã bịa ra câu chuyện.
Tháng 12/2013: Tài xế Uber đâm đơn kiện công ty
Lá đơn đại diện cho 350.000 tài xế hiện đang hoặc đã từng lái xe cho Uber ở California và Massachusetts, cho rằng họ nên được đối xử như những nhân viên chứ không phải lao động hợp đồng thời vụ. Nếu các tài xế được coi là nhân viên chính thức, họ sẽ có một số quyền lợi như tiền lương tối thiểu và bảo hiểm y tế.
Tháng 1/2014: Nhân viên Uber cố tình phá đám tài xế của các đối thủ
Nhân viên của Uber được cho là đã giả làm hành khách, lập tài khoản Gett chỉ để đặt xe rồi sau đó lại hủy chuyến trên ứng dụng Gett Taxi. Theo cáo buộc của tờ Valleywag, các lãnh đạo cao cấp của Uber ở New York tham gia vào kế hoạch này và sẽ lôi kéo thuyết phục những tài xế này về làm việc cho UBer. Ở thời điểm đó, Uber gọi đây là “chiến lược bán hàng đã trở nên quá hung hãn”.
Tháng 1/2014: Tài xế Uber từng là tội phạm
Pando đưa tin 1 tài xế Uber nhục mạ nam hành khách là “tên đồng dâm người Mexico bẩn thỉu”. Tài xế này có tiền án và từng ngồi tù.
Tháng 2/2014: Phát ngôn của Kalanick làm dấy lên câu hỏi về văn hóa đối xử với phụ nữ ở Uber
Những phát ngôn hàm ý miệt thị phụ nữ và câu nói “khi ở Miami thà đi tiệc tùng thâu đêm còn hơn là làm việc” của Kalanick được thuật lại trên GQ bị rất nhiều người nhìn nhận chính là “lá cờ đỏ báo động về văn hóa xuống cấp của Uber”.
Tháng 8/2014: Chơi xấu đối thủ Lyft bằng chiến thuật tương tự như đã áp dụng với Gett Taxi
Tháng 10/2014: Uber bị chỉ trích là miệt thị nữ giới với khuyến mại “hot chick”
Chi nhánh của Uber ở Lyon, Pháp đã tung ra khuyến mại ghép đôi khách hàng với tài xế là những cô gái “trẻ trung nóng bỏng”. Sau khi bị dư luận phản đối, khuyến mại này nhanh chóng bị hủy và xóa sạch dấu vết.
Tháng 11/2014: Một lãnh đạo cấp cao của Uber đề nghị công ty nên đào bới đời tư rồi bôi nhọ các phóng viên
BuzzFeed đưa tin Emil Michael, người từng là Phó chủ tịch cấp cao của Uber, từng đưa ra ý kiến hãy chi 1 triệu USD để thuê 1 nhóm gồm 4 nhà nghiên cứu và 4 nhà báo điều tra thông tin đời tư của các phóng viên đưa tin về Uber để rồi sau đó làm hại họ và “cho giới truyền thông tự nếm vị đắng của những gì họ từng làm”.
Sau này Michael phải lên tiếng xin lỗi và khẳng định đây chỉ là bình luận cá nhân, không phản ánh quan điểm của Uber.
Tháng 12/2014: Uber bị cấm ở Delhi sau lời buộc tội tài xế Uber hiếp dâm nữ hành khách
Tháng 1/2015: Tài xế taxi truyền thống ở Pháp gọi Uber là “khủng bố kinh tế”
Giới chức Pháp đã vào cuộc điều tra Uber sau khi một loạt tài xế taxi đình công để phản đối dịch vụ đi chung xe giá rẻ UberPOP. “Khủng bố kinh tế” là từ được nhiều tài xế ở Pari sử dụng để ám chỉ mức giá thấp, giờ giấc linh hoạt và cách mà Uber đang hoạt động ở bên ngoài vòng pháp luật.
Sau đó tòa án Pháp đã quyết định đình chỉ dịch vụ UberPOP.
Còn tiếp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập