Ứng dụng đang gây bão cộng đồng mạng của Google lại bị chỉ trích vì có những lỗi xấu xí
Ứng dụng Arts & Culture (tạm dịch là Nghệ thuật và Văn hoá) của Google đang gây bão cộng đồng mạng khi mà nó bổ sung thêm tính năng mới, cho phép người dùng so sánh ảnh "tự sướng" của mình với một tác phẩm nghệ thuật và tìm xem là họ trông giống ai.
Tính năng này hiện chỉ có ở một số tiểu bang ở Hoa Kỳ và bị chặn ở một số nơi như Texas và Illinois do có những luật bảo mật nghiêm trọng hơn tại hai bang này. Tuy nhiên, một số người dùng thử tính năng tìm kiếm selfie này lại đang lên tiếng bày tỏ sự thất vọng tràn trề khi mà những người da màu không tìm được những kết quả như mong đợi.
Một số người dùng, như anh Ryan Seacrest, tìm được nhiều kết quả khá ấn tượng
Nhưng nhiều người dùng đã nhanh chóng bày tỏ sự giận dữ khi mà ứng dụng này không có nhiều lựa chọn cho những người da màu.
"Nếu bạn dùng ứng dụng Google Arts & Culture để so sánh ảnh chân dung của một nam châu Á, nó chỉ cho ra 5-6 ảnh chân dung mà trông chả giống bạn gì cả nhưng, hey, miễn là châu Á là ổn rồi."
Một số người nói rằng ứng dụng đã chỉ ra một điểm đen xấu xí của lịch sử nghệ thuật.
"Ứng dụng selfie của Google Arts & Cultre là một lời nhắc nhở rằng người châu Á có ít hiện diện trong lịch sử nghệ thuật."
Ứng dụng này lấy dữ liệu khuôn mặt từ một bộ sưu tập khổng lồ những tác phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Nhưng đa phần tranh vẽ mà Google đang sử dụng đều đến từ những bảo tàng ở Mỹ và Tây Âu.
Một phát ngôn viên của Google đã chia sẻ với Business Insider rằng nhóm phát triển ứng dụng Arts & Culture tại Paris đã hoàn toàn ngạc nhiên trước thành công bất ngờ của ứng dụng, kể từ khi tính năng tìm kiếm tranh vẽ - selfie có mặt từ giữa tháng 12.
Sau khi có hơn 30 triệu người dùng đăng tải selfie lên ứng dụng, quản lý sản phẩm của Arts & Cultre, Michelle Luo đã thừa nhận trong một bài đăng trên blog hôm thứ tư rằng họ sẽ cần phải cải tiến công cụ này. Cô ấy nói rằng Google đang lên kế hoạch bổ sung thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật vào ứng dụng để "đưa nền văn hoá đa dạng từ mọi nơi trên thế giới lên mạng."
Hiện tại công ty vẫn chưa sửa được vấn đề về nhận diện khuôn mặt xuất hiện trong ứng dụng Google Photo trong năm 2015,khi mà các nhà phát triển phát hiện ra AI đang gán mác khỉ đột cho những bức ảnh của người da đen.
Các chuyên gia nghệ thuật đồng tình rằng đây không chỉ là vấn đề của Google. Đây không phải là lần đầu tiên mà lịch sử nghệ thuật bỏ rơi những người da màu.
Bộ sưu tập "Những người da màu trong lịch sử nghệ thuật Châu Âu" trên Tumblr liệt kê ra hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật châu Âu có người da đen và da nâu. "Bạn không muốn lịch sử trở nên không chính xác," chủ nhân của Tumblr cho hay.
Malisha Dewalt, người đứng sau bộ sưu tập này, đã chia sẻ với NPR trong năm 2013 rằng đa phần mọi người không nghĩ rằng Châu Âu trong thời kì tiền Khai sáng là một nơi đa văn hoá. Nhưng đương nhiên, nó đúng là một nơi đa văn hoá.
Nhà nghiên cứu thời trung cổ, Paul Sturtevant, đang làm việc tại Smithsonian, nói rằng trong nhiều năm, nhiều người ngộ nhận rằng con người trong thời trung cổ hầu như là người da trắng.
Những bộ phim nổi tiếng như "Chúa tể những chiếc nhẫn", hay những bộ phim của Disney trong hàng thập kỉ, hay các phim bộ như "Cuộc chiến vương quyền" và hầu hết các bài học lịch sử tại các trường cấp ba đang cổ xuý những ý tưởng này.
Nhưng trên thực tế, Châu Âu vào thời Trung Cổ rất đa dạng trong chủng tộc.
Các vị vua Nubian da đen đã di chuyển đến Tây Âu từ Châu Phi, và có bằng chứng cho thấy người Ethiopia bắt đầu đến Tây Ban Nha và Pháp sớm hơn, vào những năm 1400, và đã lập ra một nhà thờ ở Rôma.
Sturtevant nói: "Đặc biệt là khi mà thời đại tiếp diễn, bạn chắc chắn sẽ tìm được nhiều người châu Phi từ vùng cận Sahara sống ở Trung Âu thời trung cổ." Tuy nhiên anh ấy cũng nhấn mạnh rằng "có một xu hướng xấu, đặc biệt là vào thế kỷ 19 và 20, thiên vị người da trắng."
"Tôi thực sự băn khoăn là vấn đề này là của Google đến mức nào, và đây là vấn đề với lịch sử nghệ thuật nói chung đến mức nào," Sturtevant chia sẻ với Business Insider.
Ngoài ra, một số người còn gặp phải những kết quả giở khóc giở cười, bất kể màu da gì.
Ứng dụng này cũng đã giúp nhiều người dùng tìm ra được những tác phẩm nghệ thuật mới.
"Tôi không nghĩ là tôi đã từng được nhìn những tác phẩm này"
"Hey, cái này không quá tệ này."
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4