Ứng dụng giải toán đầu tiên nhận diện được chữ viết tay
Mắc kẹt ý tưởng ở một bài tập đại số / tích phân trên giấy mà không mang theo máy tính cầm tay? Ứng dụng này có thể cung cấp lời giải chỉ qua việc "đọc" chữ viết của bạn.
Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng từng một lần trải qua cảm giác lo lắng đứng ngồi không yên khi gặp một bài toán nan giải, để rồi ước mong có một phép màu thần kỳ nào đó giúp đỡ mình có thêm chút “chất xám” đủ để vượt qua yêu cầu. Đừng lo, Mathpix, ứng dụng đầu tiên trên thế giới có thể giải toán bằng cách nhận diện chữ viết của bạn, sẽ là trợ thủ đắc lực cho quá trình "dùi mài kinh sử" suốt những năm học phổ thông gian nan này.
Trưởng bộ phận phát triển ứng dụng, Nicolas Jimenez đã đăng một đoạn video giới thiệu lên Vimeo, quảng bá khả năng của Mathpix đáp ứng mong đợi của nhiều người. Người sử dụng khởi động app sẽ đồng thời kích hoạt camera của thiết bị. Khi quét trên một bài toán/phương trình, Mathpix sẽ đánh dấu khu vực ấy với nền xanh - tương tự như chức năng của iPhone khi xác nhận thẻ iTunes qua camera - sau đó gửi lên server hiện hành để xử lý, tìm kiếm lời giải thích hợp nhất.
"Quá trình nhập dữ liệu để giải một bài toán trên máy tính thật sự phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn mong muốn. Vì vậy tôi quyết định tìm ra một cách giải quyết toàn diện và tiện lợi hết sức có thể," trao đổi qua email với chúng tôi, Jimenez thổ lộ.
Anh bước đầu nhen nhóm và bắt tay vào thực hiện ý tưởng này khi còn trong quá trình làm việc với một Tiến sỹ Toán học tại Đại học Stanford. Jimenez cũng cho biết thêm, đội ngũ phát triển Mathpix đã xây dựng nền tảng ứng dụng này bằng cách “truy cập, lập trình hàng nghìn dữ liệu, công thức toán học, tạo nên một thuật toán chuyên sâu mạnh mẽ để nhận diện và cuối cùng kết hợp tìm ra giải pháp”, hơn nữa “những thuật toán tìm kiếm ngày càng trở nên thông minh, sắc sảo hơn khi tương tác với những mã nhận diện mới từ yêu cầu của người sử dụng.”
Mathpix được cấp quyền cho phép sử dụng đối với học sinh cấp 3 trong lĩnh vực đại số, đồ thị và đặc biệt là vi phân/tích phân. Do đó, họ rất chú trọng đến sự thuận lợi và dễ dàng khi sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất về độ chính xác cũng như thời gian.
Vài nét về quá trình sử dụng Mathpix
Tất nhiên, cũng không quá khó hiểu khi các giáo viên Toán và những người trong cuộc có liên quan khác lo lắng về sự mất kiểm soát, ỷ lại trong việc lạm dụng khả năng mạnh mẽ của máy móc khi học sinh được toàn quyền truy cập ứng dụng này. Nhưng theo các chuyên gia phân tích, cơ chế hoạt động của Mathpix bao gồm việc hướng dẫn từng bước chi tiết hiệu quả mà vẫn đơn giản, cụ thể để giải bài toán, giúp cho học sinh hiểu được tận tường về gốc gác vấn đề chứ không chỉ hoàn toàn là việc đưa đáp án cuối cùng cho các em.
Một khi đã nắm rõ những đặc điểm vận hành trên của Mathpix, có lẽ những người theo nghề giáo sẽ có một cái nhìn cởi mở, phóng khoáng hơn trong việc coi đây là một công cụ trợ giúp đắc lực cho công cuộc giáo dục cũng như lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, các nhà thiết kế, lập trình gắn liền với ứng dụng giải toán và máy tính đồ thị truyền thống trước đó - dù vẫn đang được bán và sử dụng khá rộng rãi - lại chính là những người cần phải vò đầu bứt tóc, lo lắng về công nghệ độc đáo, tiến bộ này sẽ sớm trở nên phổ biến và rộng rãi, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4