Những nhà hoạt động nhân quyền đã sử dụng ứng dụng các nhắn tin miễn phí để cung cấp thông tin, hỗ trợ cho từng người phụ nữ bị bắt làm nô lệ hoặc bị buôn bán.
Sophie Otiende là một người không thích smartphone. Cô nói rằng mới mùa hè năm ngoái cô vẫn còn dị ứng với smartphone. Mặc dù vậy, năm nay cô buộc phải dùng smartphone hàng ngày cho một sứ mệnh cao cả. Otiende là một nhà tư vấn của tổ chức phi lợi nhuận Awareness Against Human, tổ chức chống lại nạn buôn người ở Nairobi. Mùa xuân năm ngoái, 31 phụ nữ trong khu vực bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh Libya đã liên hệ với nhau qua mạng xã hội và tìm đến Otiende trên Facebook thông qua tổ chức của cô để tìm sự giúp đỡ. Điều đầu tiên Otiende có thể làm là tham gia trò chuyện với nhóm phụ nữ trên qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Sau dó, Otiende sử dụng ứng dụng nhắn tin miễn phí này để cung cấp thông tin cho từng người phụ nữ ở Libya. Những phụ nữ này đã gặp nhau hoặc tìm thấy nhau trên mạng xã hội sau đó tập hợp lại thành một nhóm. Nhiều người trong số họ lo lắng về tương lai và cần một lối thoát do vậy Otiende và các đồng nghiệp đã cung cấp cho họ những hướng dẫn, thủ tục giấy tờ và các địa điểm cần tới để có thể chạy trốn sang Kenya với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Kenya cùng Tổ chức Di cư Quốc tế. Theo Otiende, tính tới tháng 12/2014, tất cả 31 phụ nữ trên đã thoát khỏi nguy cơ bị biến thành nô lệ tình dục và đang xây dựng cuộc sống mới tại Kenya.
"Họ đã đánh cược cả cuộc đời của họ", Otiende nói. "Chúng tôi luôn lo lắng về họ. Nhưng chúng tôi có thể giao tiếp với họ".
Sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội càng khiến vấn đề buôn người trở nên nóng hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ việc buôn bán trái phép người lao động lại trở nên dễ dàng như thế. Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế cho biết thị trường buốn bán lao động trái phép trị giá tới 150 tỷ USD với số lượng nạn nhân lên tới 21 triệu người, 4,5 triệu người trong số đó bị ép làm nô lệ tình dục. Tuy nhiên, rất nhiều nạn nhân có thể sử dụng các thiết bị di động do vậy ngày càng nhiều phụ nữ bị bán đã sử dụng ứng dụng nhắn tin miễn phí để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhiều kẻ buôn người trang bị điện thoại cho phụ nữ và bé gái bị lạm dụng tình dục hoặc bị bán để theo dõi họ dễ dàng hơn. Nhờ vậy, các nhà tư vấn có thể tiếp cận với những phụ nữ này nhằm tư vấn cho họ thông tin về y tế, tư vấn cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần. Sau đó, tìm cách giúp họ trốn thoát và cứu hộ họ khi họ đã thoát được ra nooài.
WhatsApp, ứng dụng được Facebook mua với giá 22 tỷ USD, được tin dùng hơn cả, tiếp theo là Line và Telegram. Khi mua lại ứng dụng WhatsApp, CEO Mark Zuckerberg của Facebook tin rằng ứng dụng này có thể trở thành đường dây nóng 911 của Internet.
Những nhà hoạt động nhân quyền cho rằng cách dịch vụ mạng xã hội nên có những động thái nhằm ngăn chặn những kẻ buôn người quảng cáo cũng như mở rộng buôn bán. Trong năm 2011, Microsoft đã tài trợ sáu đợt với tổng số tiền 185.000 USD cho các nhà nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của công nghệ với nạn buôn người. Cùng năm đó, Google đã tài trợ 11,5 triệu USD cho 10 tổ chức chống buôn người và chống nạn nô lệ.
Để giúp đỡ những người bị giám sát chặt chẽ và không thể truy cập ứng dụng, giáo sư Gordon Gow và sinh viên của ông tại Đại học Alberta đã chạy những quảng cáo đặc biệt trên các trang web như Backpage.com nhằm thu thập số điện thoại của các cô gái bán dâm. Sau đó, Gow gửi tin nhắn với thông tin liên lạc với Trung tâm chống nạn nô lệ tình dục cho họ. Gow cho biết khoảng 10% trong số hơn 5.000 tin nhắn mà nhóm của ông gửi đi nhận được phản hồi, một số cô gái cảm ơn trong khi một số khác yêu cầu những trợ giúp chi tiết như giới thiệu với cảnh sát hoặc trung tâm cai nghiện.
Mỗi lần gửi tin, thường từ 100 tới 300 tin nhắn, tiêu tốn 10 USD nên theo Gow đây là phương thức thiết thực và hiệu quả để liên hệ với các cô gái.
Theo Otiende, tiếp cận thành công với một cô gái chỉ là bước khởi đầu. Ở Kenya, tổ chức của cô đang giúp đỡ những cô gái vượt biên từ Libya kiếm việc làm, nơi ở và tư vấn cho họ vượt qua những tổn thương. Những người di cư, đặc biệt là người tị nạn rất dễ bị tổn thương hoặc bị bắt trở thành nô lệ một lần nữa. "Vấn đề của chúng tôi là luôn cảm thấy mối đe dọa từ phía sau, nơi những kẻ buôn người đang rình rập", Otiende nói.
Otiende và nhóm của cô đang cố gắng đưa thông tin của cô lên mọi mạng xã hội để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nữa ở Kenya cũng như ở các nước khác. Mục tiêu tiếp theo là Instagram, Twitter và YouTube.
"Để chống lại nạn buôn người, chúng tôi phải cập nhật liên tục những gì đang xảy ra trên mạng", cô nói.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín