Chiều cao trung bình hiện tại của nam giới Việt Nam là 164,4 cm và của nữ là 153,4 cm. Tốc độ tăng chỉ khoảng 1-1,5 cm trong một thập kỷ.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội ADN Đông Nam Á, chiều cao trung bình của người Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia lùn nhất khu vực ASEAN.
Cụ thể, đất nước đứng đầu trong danh sách chiều cao của nam thanh niên châu Á này là Hàn Quốc với chiều cao 175,3 cm.
Tiếp sau đó là Nhật Bản 171,2 cm, Singapore 170,6 cm, Trung Quốc 169,4 cm, Ấn Độ 165,3 cm, Malaysia 164,7 cm.
Việt Nam đứng thứ 3 từ dưới lên với chiều cao trung bình là 164,4 cm. Hai quốc gia đứng ở danh sách cuối bảng là Philipines 163,5 cm, Indonesia 158,0 cm.
Điều đáng chú ý là chiều cao trung bình của Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như: Lào và Campuchia.
Phát biểu trong một hội thảo mới đây diễn ra ở Hà Nội, Phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong 30 năm qua chiều cao người Việt có sự cải thiện nhưng chậm.
Chiều cao trung bình hiện tại của nam giới là 164,4 cm và của nữ là 153,4 cm. Tốc độ tăng chỉ khoảng 1-1,5 cm trong một thập kỷ.
Sở dĩ người Việt “lùn” gần nhất Châu Á bởi chế độ dinh dưỡng và cách tập thể dục thể thao chưa hợp lý.
Theo bà Mai, 35 năm nay, khẩu phần canxi của người Việt Nam chỉ đạt từ 500 - 540/mg/người/ngày, chỉ đáp ứng 50-60% khẩu phần khuyến nghị.
Mặc dù sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng giúp cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Trong đó, 100g sữa tươi có khoảng 120mg canxi; 100g phomai có 720mg canxi; 100g sữa chua có 65-150mg canxi.
Tuy nhiên, trung bình mỗi năm, một người Việt Nam chỉ sử dụng khoảng 12 lít sữa. Trong khi đó uống bia 38 lít/người/năm còn nước giải khát lên tới 53 lít/người/năm.
Nguyên nhân là do thói quen ít sử dụng sữa, chế phẩm sữa và các thực phẩm nguồn gốc thủy sản. Ở Việt Nam, sữa chỉ dùng trong khẩu phần cho trẻ em, người ốm, người già còn đồ hải sản như tôm, cua, cá thường bỏ vỏ, bỏ xương.
Không những thế lượng canxi ít ỏi lại bị đào thải nhiều do thói quen ăn quá nhiều đạm, ăn quá mặn. Người Việt ăn mặn gấp 3 lần khuyến cáo, với hơn 15 mg muối mỗi ngày.
"Thấp bé, nhẹ cân không phải là thuộc tính di truyền của người Việt. Nếu cải thiện chế độ ăn nghèo canxi như hiện nay, cộng thêm luyện tập thể thao thì tầm vóc của người Việt có thể được cải thiện", bà Mai khẳng định.
Theo nghiên cứu ở trẻ em, bổ sung sữa đã giúp cải thiện khoảng 0,4 cm/năm. Chiều cao của trẻ em Nhật Bản đã được cải thiện nhờ vào việc đưa sữa vào chương trình bữa ăn học đường Quốc gia.
Nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc cũng đã xây dựng và ban hành “Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa” hướng dẫn người dân sử dụng phối hợp 3 loại sản phẩm từ sữa là sữa dạng lỏng, sữa chua và phô mai một cách hợp lý để có lợi ích nhất cho sức khỏe.
Do đó, Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỉ lệ dùng sữa bình quân từ 11,8 lít/người/năm hiện tại lên mức 34 lít/người/năm vào năm 2025. Dù mức này được đánh giá là vẫn còn rất thấp so với những nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan...
Tô Mạn/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?