Uống quá nhiều nước có tốt cho sức khỏe?
Tháng 1 năm 2007, một phụ nữ ở California (Mỹ), Jennifer Strange, được xác định là chết do “ngộ độc nước” sau khi tham gia cuộc thi uống nước để giành giải thưởng là một máy chơi game Nintendo Wii do đài phát thanh KDND 107.9 ở Sacramento tổ chức.
Vậy, ngộ độc nước là gì? Tại sao uống quá nhiều nước có thể gây tử vong?
Để giải thích hiện tượng này, có lẽ bạn cần làm quen với khái niệm “điện giải”. Có lẽ, bạn đã từng nghe tới thuật ngữ “điện giải” ở trong nhãn của các bình nước giải khát hoặc trong cơ chế của một số bệnh như đái tháo nhạt hay bệnh tiêu chảy. Điện giải, đơn giản là muốn nói đến nồng độ các ion muối trong cơ thể, như: Na , K , Cl-, Ca …Điện giải có vai trò cực kì quan trọng trong cơ thể. Sự phân bố khác nhau của các chất điện giải trong và ngoài tế bào tạo ra điện thế màng tế bào, sự thay đổi điện giải giúp tạo ra điện thế hoạt động, là bản chất của sự dẫn truyền xung thần kinh, bản chất của tính hưng phấn của sợi cơ tim. Điện giải tạo ra áp suất thẩm thấu, và duy trì áp suất thẩm thấu này ở một mức độ nhất định ở trong và ngoài màng tế bào. Khi điện giải thay đổi có thể dẫn đến sự giãn phình, và vỡ tế bào do quá nhiều nước đi vào, hoặc có thể làm tế bào teo lại khi áp suất thấm thấu bên ngoài tăng cao kéo nước từ tế bào ra. Và rất nhiều chức năng quan trọng khác của điện giải trong cơ thể đã được biết đến.
Ngộ độc nước xảy ra khi bạn uống một lượng nước tinh khiết (với hàm lượng điện giải thấp), trong một thời gian ngắn, làm cơ thể không kịp bù, và các hệ cơ quan trong cơ thể không kịp nồng độ điện giải trong máu, dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải.
Triệu chứng chung của tình trạng này tương tự các triệu chứng của ngộ độc rượu như: buồn nôn, nôn, thay đổi tri giác ở nhiều mức độ, đau đầu, yếu cơ, và cả co giật. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đi vào hôn mê sâu và tử vong nhanh chóng do phù não. Lượng nước chính xác để gây ngộ độc nước thay đổi rất nhiều theo từng cá thể, tùy nồng độ muối trong nước, khả năng hấp thu của cá thể….
Cơ chế của ngộ độc nước đơn giản là khi một người uống quá nhiều nước tinh khiết, có nồng độ các chất điện giải thấp hơn nồng độ điện giải trong máu. Khi cơ thể hấp thụ lượng nước này vào sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn và nhưng lượng điện giải không đổi, do đó, dẫn đến giảm nồng độ các chất điện giải. Trong máu bình thường, lượng ion lớn nhất, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong dẫn truyền thần kinh - cơ và duy trì áp suất thẩm thấu chính là ion Na . Khi tình trạng ngộ độc nước xảy ra, làm tăng thể tích tuần hoàn, nồng độ ion bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là nồng độ Na và dẫn tới tình trạng hạ natri máu (giảm nồng độ Natri máu).
Tình trạng hạ Natri máu này không chỉ do uống nước quá nhiều, mà còn gặp trong nhiều bệnh lý chuyển hóa gây rối loạn ion, trong trường hợp ra mồ hôi quá nhiều, trường hợp bỏng nặng, mất nước kéo dài, đái tháo nhạt….Trong trường hợp hạ Natri máu do ngộ độc nước, nếu không được phát hiện, bệnh nhân sẽ sớm đi vào hôn mê và tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời, và bù điện giải, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng.
Tình trạng này ít được quan tâm trong đời sống sinh hoạt nhưng trong thể thao, nó đã được biết đến từ lâu, và đó cũng là lý do tại sao, trong các hoạt động thể thao, người ta thường dùng nước giải khát chuyên dụng (được bổ sung thành phần điện giải đầy đủ) hơn là nước uống thường ngày. Khi vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi, thay vì ống nước lọc, bạn nên pha thêm một ít muối để uống, như vậy, sẽ bù lại nhanh hơn phần điện giải đã mất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android